PDA

View Full Version : Hồ Ly Trắng


VietDoll
06-09-2004, 04:29 AM
Thiếu gia còn ba dặm đường nữa là đến địa phận huyện Thanh An rồi, ngài có cần dừng kiệu xuống uống chén nước không ạ? - ông già Cát Thăng đang cưỡi trên lưng một con lừa nhỏ ghé sát bên kiệu của Cát Vân Bằng, hỏi với vào trong kiệu

- Trời đã bắt đầu tối rồi, phải không? - Vân Bằng nhìn trời qua những lá màn đã mở sẵn quanh kiệụ Đoàn người của chàng đang đi đến con đường trong hẻm núi, hai bên đều là núi nhưng bên trái thì dốc và hiểm, gồm những tảng đá sừng sững xếp chồng lên nhau một cách lắt lẻo khiến người ta phát rợn, bên phải là dãy đồi thoai thoải, thân xù xì như đã hàng ngàn tuổi, tất cả non đầy vẻ thâm u thần bí. Lúc này, bóng chiều đã luẩn quẩn nơi chân trời đang từ từ dâng lên khắp bốn bề, dần dần làm nhòe hết hình dáng lá. Vài làn khói bốc lên trong thung lũng, một con hạc lẻ loi cất mình bay trong trời mây man mác. Toàn cảnh trở nên nhiều phần hoang lạnh.

- Thật thế, thưa thiếu gia, trời sắp tối rồi - Cát Thăng nói - tôi đã dặn họ chuẩn bị thắp đuốc và thắp đèn giấy dầu ở bốn góc kiệụ

- Vậy thì đừng nghỉ lại nữa, hãy đi nhanh để kịp đến Thanh An sớm một chút đị Tôi thấy vùng này thật hoang vắng, chẳng biết trong địa phận Thanh An có thế này không?

- Nghe thầy Trương nói, huyện lỵ Thanh An trong thành thì vui lắm, còn xung quanh cũng tương tự như ở đây thôị

- Vậy dân chúng ở đấy trồng cấy gì được? - Vân Bằng băn khoăn quan sát những tảng đá chồng chất như thành như vách xung quanh và cánh rừng cây to rậm rạp đằng kiạ

- Thưa thiếu gia ngài chẳng lẽ chưa nghe câu nói "Gần núi thì ăn nhờ núi, gần sông thì ăn nhờ sông" hay saỏ - Cát Thăng vẫn cưỡi trên lưng lừa, ghé bên kiệu vừa đi vừa nói chuyện.

- Thế saỏ

- Vâng, ở vùng núi này, dân chúng đều phải dựa vào núi để kiếm cơm? Thầy Trương nói, ở đây người trồng cấy ít hơn người săn bắn nhiềụ

- Họ săn được cái gì?

Vân Bằng gật gật đầu không hỏi thêm nữạ Nhìn ra xung quanh, trong lòng chàng tự nhiên dâng lên một nỗi niềm cảm khái rất khó tả. Người ta nói "Mười ngồi trong cửa sổ không người biết, nhất cử thành danh thiên hạ đã tường". Chàng là người thuộc loại "nhất cử thành danh" ở quê nhà chàng đỗ đầu kỳ thi hương, khi thi hội lại trúng luôn Tiến sĩ, tuy không đứng bảng nhất nhưng cũng chọn được vào bảng nhì. Bây giờ lại được đưa đi làm tri huyện Thanh An, thế là hơi hiếm có. Bao nhiêu người mong được như chàng, nhưng Vân Bằng lại chẳng thấy hứng thú với việc nàỵ Chàng không biết được tri huyện phải làm những gì? Năm nay chàng chưa đến 30 tuổi trông người còn non trẻ như một cậu thư sinh. Cứ như ý mình thì chàng chỉ thích cùng vài người tri kỷ tụ tập đọc sách ngâm thơ, du sơn văn thủy, phiêu lãng giang hồ, cười cợt nhân sinh mà thôị Tuy nhiên, chàng đã trót thi đỗ, phải làm quan, những việc đo là do tình thế đưa đẩy, Bị đưa đến nơi huyện Thanh An xa xôi hẻo lánh này chàng cảm thấy như không phải đi làm quan mà như đi lưu đày vậy!

Trời tối hẳn bọn gia nhân đã thắp đuốc lên rồi, những ngọn đèn gió quanh kiệu cũng đã được treo lên, một hàng người sải bước trên đường, họ định đi cố đến dịch quán để nghỉ ngơị Dịch quán nằm ở Thập Lý Phố. Nghe nói ký nô tài trong nha môn đều đặt tiệc ở Thập Lý Phố để đợi nghênh tiếp huyện thái gia cơ đấy! Vậy mà Vân Băng thì dọc đường cứ tham xem phong cảnh thời gian la cà quá nhiều nên bây giờ đã bị muộn mất rồị

ánh đuốc chiếu chập chờn vào khe núi, lửa đèn bốn bên kiệu cũng đang cháy phập phùng, Vân Bằng ngồi trong kiệu lơ đãng ngó qua cửa sổ, chân trời hiện lên một chấm sao, rồi hai rồi ba chấm, rồi cả bầu trời sao mọc ra chi chít. Gió trong vùng núi tuy không mạnh lắm nhưng tiếng gió lại đặc biệt vang to không ngớt rú réo u âm khi nó xuyên qua rừng rậm, khe sâu đá tảng.. Đang là mùa hạ gió chưa phải lạnh nhưng thổi qua da người vẫn gây cảm giác tê tê sởn sởn. ánh trăng phóng to những hình cây bóng núi hắt xuống mặt đất thành những mảnh khối lù lù lởm chởm. Vân Bằng hơi cảm thấy bất an trong vùng núi thẳm thế này, nếu trước nay tự nhận không nghiêm thì không chắc là không thể gặp cướp hoặc thổ phỉ. Vậy thì thật khó ăn nói cái cảnh tận quan ngày đầu nhận chức như thế chẳng đẹp mặt chút nàọ Cướp đường, thổ phỉ đã vậy, nhỡ lại còn những ma rừng quỉ núi thì saỏ Vân Bằng biết ở đây truyền thuyết về ma quỉ bồ tinh là nhiều nhất.

Đang nghĩ ngợi lan man thì đột nhiên thấy người mở đường dừng lại trước mặt rồi lại nghe rộn lên những tiếng hò la lớn cùng ánh lửa lấp loáng bốn bề... Vân Bằng ngạc nhiên giật mình, chẳng lẽ lại gặp cướp thật ự Đang trong lúc ngỡ ngàng thì Cát Thăng gò lưng cho lừa đi tới, cười vui vẻ.

- Thưa thiếu gia, thế là chúng ta đã đi vào địa phận Thanh An rồi đấy, người ta bắt đầu nổ pháo kìa! đi thêm ít nữa là đến Thập Lý Phố thôị

- à té ra là như vậy - Vân Bằng yên tâm trở lại - Đoàn người tiếp tục tiến lên, Nhưng đôi giày cỏ của phu kiệu gấp gấp giẫm lên con đường lát đá và cả cỏ dại mọc tự trong khe giữa các viên đá. Giống cỏ ngoan cố ngóc đầu lởm chởm bất chấp chân người chà đạp dày vò. Những con đom đóm bắt đầu lập lòe bay lượn, xuyên qua những lùm cây bụi cỏ bên đường, bên sườn núị Vân Bằng tựa lưng vào thành kiệu, hơi nghiêng cho đỡ tê mỏị Gió thổi quẩn quanh các sườn núi, làm phất phơi mấy lá màn quanh kiệu; đèn đuốc cũng bập bùng, bốn bề quạnh quẽ khiến Vân Bằng nổi lên nhiều xúc cảm

"Trước chẳng thấy cổ nhân
Sau không ai mới đến
Trông mênh mông đất trời
Thương mình mà lệ rơi "

Chàng thấy như mình thiếp đi trong chốc lát rồi đột nhiên tỉnh lại vì một trận ồn ào, tiếng người lao xaọ Chàng ngồi thẳng dậy, lúc đó mới biết là kiệu đã dừng lại từ lâu và đã đặt xuống đất. Mới đầu, chàng tưởng đã đến Thập Lý Phố rồi, ngó ra bên ngoài xem, hóa ra vẫn còn trong núị Xung quanh sao lại có lửa đuốc rừng rực, trong ánh lửa là tiếng người hò hét, quát tháo ầm ĩ.

- Sao rồỉ xảy ra việc gì hả? Cát Thăng, - Vân Bằng kêu to và vạch cửa kiệu chui ra ngoàị

Cát Thăng vội vã chạy đến.

- Thưa thiếu gia, xin ngài đừng kinh động, đó là bọn phường săn bắn đấy ạ.

- Họ định làm cái gì? Sao lại chặn lối kiệu tả

- Không phải họ chặn kiệu đâu, họ đang đuổi một con hồ ly, đuổi mãi đến đường cái nay đã bắt được rồị

- Bắt được rồi à?

- Vâng, thưa thiếu giạ

- Cho ta xem.

Vân Băng tỏ vẻ hiếu kỳ, bước tới nơi có đám thợ săn đang cầm đuốc, bọn họ vội vàng dãn ra nhường chỗ vì biết đó là huyện thái gia mới nhận chức họ còn quì mọp xuống và đồng thanh vấn an chàng. Vân Bằng thấy thú vị nhìn đám con dân của mình, người nào người nấy đều là những chàng trai khoẻ mạnh oai phong ngang lưng thắt da thú, vai đeo cung tên thật là lẫm liệt. Trong ánh lửa mặt họ ủng đỏ, mắt sáng long lanh. Vân Bằng còn ngửi thấy mùi rượu thơm nồng, chàng mới để ý rằng hầu như mỗi người bọn họ đều mang theo bầu rượụ

Trong giữa đám người, Vân Bằng chợt nhìn ra một con vật đã bị trói gọn đang nằm dưới đất, đó là một con hồ ly toàn thân đều trắng như tuyết! Con vật rõ ràng vừa trải qua một cuộc chạy trốn và giãy giụa kịch liệt, lúc này, tuy đã bị trói, đã thôi không cố giãy giụa nữa nhưng nó vẫn còn thở dốc. Cái đầu xinh đẹp của nó hơi ngật ra phía sau, đôi tròng mắt đen láy trông như là rất khôn ngoan hiểu biết đang nhìn Vân Bằng cầu cứụ

Vân Bằng bước tới, quì xuống và bắt đầu ngắm nghía con vật một cách kỹ lưỡng. Loaì hồ ly này chàng đã thấy nhiều rồi nhưng chưa bao giờ thấy một con mà toàn thân phủ bằng bộ lông trắng toát như thế. Đã vậy bộ lông nó lại mượt mà đầy đặn thân mình nó thì thon dài, tròn trĩnh với cái đuôi bóng xù vẫn còn vẫy qua vẫy lại chưa yên. Một con vật xinh đẹp biết bao! Vân Bằng thầm khen tấm tắc và không giấu nổi vẻ say mê thưởng thức trong ánh mắt nhìn con vật. Con hồ ly cựa quậy một chút rồi nhìn theo mắt Vân Bằng, quan sát sự chú ý của chàng và phát ra tiếng kêu rên khe khẽ, đôi tròng mắt tròn lóng lánh lóe lên trong ánh lửa, nó nhìn chàng không hề chớp Vân Bằng thấy đôi mắt sao mà đen sao mà sâu thẳm, sao mà đầy vẻ van lơn cầu khẩn, nó chẳng khác nào đôi mắt con người! Tự nhiên tim chàng thót lại trong lòng dâng đầy một nỗi xót thương cùng lúc đó đám người vây quanh chàng bỗng phát ra một trận trống kêu than rền rĩ và hấp tấp lui ra, họ nhìn con hồ ly kinh hãi như trúng tà vậỵ Vân Bằng lấy làm lạ quay lại nhìn thì thấy nơi khóe mắt của hồ ly đã từ từ lăn ra hai giọt nước mắt.

Một người thợ săn lắp tên vào cung, nhắm hồ ly, chuẩn bị bắn chết nó. Vân Bằng giật mình bước tới ngăn vội tay người thợ đó. Thầy Trương lúc này cũng đi đến bên Vân Bằng nói với chàng:

- Thợ săn họ mê tín, cho rằng con hồ ly này là vậy chẳng lành phải giết nó ngay lập tức.

- Hãy khoan - Vân Bằng nói khi quay sang phía các thợ săn - Các ngươi săn được hồ ly thì thường xử trí ra saỏ giết đi à?

- Thưa gia gia đúng ạ.

- Thịt của nó ăn được không? - Vân Bằng nghi hoặc.

- Thịt thì không đáng giá, thưa gia gia, chính là tấm da của nó mới cần dùng, có thể được khá tiền đấy ạ, nhất là loại hồ ly trắng thế nàỵ

- Loại hồ ly trắng này có nhiều không?

- Hiếm lắm thưa gia gia, đây là con duy nhất mà tôi săn được đấỵ Trước cũng có hồ ly trắng, nhưng chưa bao giờ thấy lọai trắng tuyền từ đầu chí đuôị

- Tấm da này đáng giá bao nhiêu tiền?

- Lúc nào cũng được giá 10 lạng bạc.

- Cát Thăng - Vân Bằng gọị

- Thưa, tôi đây - Cát Thăng trả lờị

- Lấy cho 15 lạng bạc lại đâỵ

- Vâng ạ, thưa ngàị

- Ta lấy 15 lạng bạc mua con hồ ly này được không? - Vân Bằng hỏi người thợ săn - Ngươi đồng ý bán không?

Người thợ săn nọ "dạ" một tiếng, quì xuống cúi đầu nóị

- Lão gia thích nó, xin cứ lấy đi, tiểu nhân không dám lấy tiền đâu ạ.

- Nói gì thế? - Vân Bằng vỗ vai anh ta - Hãy nhận lấy bạc đi, không lấy bạc thì các người sống bằng gì, Cát Thăng hãy đưa bạc cho anh ta!

- Không đâu, tiểu nhân không dám nhận! tiểu nhân không dám nhận! - người thợ săn rập đầu, thành thật và sợ sệt nóị Vân Bằng không nhịn được mỉm cười, chàng biết rằng, thế là chàng đã có những con dân thật thà, trung hậu; chàng đã bắt đầu thấy thích nơi này rồị Cát Thăng cầm nắm bạc nhìn sắc mặt chủ nhân rồi nói to với những người thợ săn:

- Gia gia đã nói cho là cho, làm sao lại từ chối không nhận ử Sao không nhận và tạ ơn gia gia đi!

Thế là bọn thợ săn đang run rẩy nọ không dám từ chối nữa, họ nhận bạc quì xuống đồng thanh tạ ơn. Vân Bằng cười khà, nhìn con hồ lỵ

- Bây giờ chú hồ ly này là của tôi rồi nhé?

- Đúng vậy thưa gia giạ

Vân Bằng đặt tay lên đầu con vật, vuốt vuốt bộ lông mềm mại của nó nói như chúc mừng nó.

- Hồ ly trắng ơi là hồ ly trắng, mi vốn là hiếm hoi, không giống bọn tầm thường. Vậy phải cố gắng giữ lấy thân mình nhé. Giờ hãy đi đi, hãy sống đi, rừng rậm bao la, bãi bờ rộng thoáng cẩn thận kẻo mắc lưới lần nữa là xong đời đấy!

Nói rồi, chàng quay mình bảo bọn thợ săn.

- Thôi, hãy cởi trói cho nó đi, để cho nó được tự do!

Bọn họ nhìn nhau, không nói thêm một ý nào, một người tiến đến nhanh nhẹn cởi trói cho hồ ly, nó vừa thoát khỏi dây trói, bèn lật ngay mình đứng lên, đứng dậy lúc lắc đầu, rung rung bộ lông một lúc, vươn thẳng mình ngẩng đầu lên, dưới ánh sao, bộ lông của nó óng ánh như tuyết, mắt nó sáng như sao, nó đứng đó, mang một vẻ đẹp đẽ vừa cao sang vừa uy nghiêm khó tả nổị

- Con vật thật là hay! - Vân Bằng gật gật đầụ Sau đó chàng vẫy tay nói với người nhà - thôi kệ nó, lên kiệu đi, chúng ta lỡ mất khá nhiều thời gian rồi đó!

Chàng đã lên kiệu rồi, những người thợ săn cúi đầu tiễn chào chàng. Ngồi trong kiêu chàng còn kéo màn gió để vẫy tay từ biệt bọn thợ săn. Kiệu đã nhắc lên vai, phu kiệu chuẩn bị bước đi thì con hồ ly nọ chợt trở lại chắn ngang đằng trước mặt. Phu kiệu đứng ngây người, chỉ còn biết ngẩn ra nhìn con vật, Vân Bằng cũng nhìn nó, lạ lùng. Nó đứng cúi đầu, thõng đuôi xuống, cổ họng phát ra tiếng kêu khe khẽ, dịu dàng, tựa hồ như đầy lòng cảm kích mà không diễn tả ra được. Sau đó nó vòng ra phía sau kiệu mà bước những bước chậm rãi và nghiêm trang rồi lại vòng trở lại, cứ thế đúng ba vòng. Trong rừng núi, dưới ánh trăng, hành động của con hồ ly thật là kỳ dị làm sao, nó đầy vẻ thần bí. Tiếp đến, hồ ly dừng trước mặt kiệu, cúi đầu thấp xuống như chào rồi ngẩng lên, phát ra tiếng hú ngắn, sau đó cong đuôi quay một vòng và biến mất tăm vào bụi cây ven đường, thân hình trắng muốt kia không để lại dấu tích gì.

- "Quân tử hữu hiếu sinh chi đức" - Vân Bằng thầm thì tự nhủ - Đi cẩn thận nhé hồ ly trắng.

Kiệu bắt đầu chuyển động, hàng người tiếp tục mải miết đi trong đêm rừng núi âm u, gió núi se lạnh, trăng sao lờ mờ. Phía xa, đèn đóm ở Thập Lý Phố cũng dần dần tắt ngấm.

VietDoll
06-11-2004, 05:28 AM
Buổi chiều mùa hạ lúc nào cũng mệt mỏi và buồn chán. Vân Bằng ngồi trong thư phòng, tay cầm một cuốn Nguyên Khúc lơ đãng xem. Thư đồng của chàng - Hỉ Nhi đứng bên giúp chàng phe phẩy quạt. Chàng đã nhậm chức được nửa tháng và đã quen thuộc với cái huyện nhỏ giản dị chất phát nàỵ Ở đây dân chúng an cư lạc nghiệp, phong hóa rất thuần, rất ít cãi cọ tranh chấp. Nửa tháng nay chàng chỉ phải giải quyết một vài vụ tranh cãi gia đình nho nhỏ. Công việc của Huyện thái gia thành ra khá thanh nhàn và dễ chịụ

Huyện lỵ ở đây có tên là Dương Gia Tập, tại sao lại gọi là Dương Gia Tập thì không tìm hiểu được, nhưng chỉ biết rằng họ Dương ở đây còn ít hơn tất cả các họ khác; chắc là trước đây huyện thành này chỉ là nơi họp chợ. Ngày nay đã đông tới hàng ngàn hộ và còn là một chợ đầu mối da thú nho nhỏ. Cũng vì là nơi bán buôn da thú, thương gia các nơi đến mua hàng khá đông nên các quán rượu quán cơm quán trọ cũng theo đó mà sinh ra, lại còn có vài ban diễn tích tuồng trò rối, xiếc khỉ... thường lai vãng kiếm ăn. Vì vậy, huyện thành Dương Gia Tập này náo nhiệt hơn sự tưởng tượng của Vân Bằng nhiềụ

Nha môn của huyện nằm ở trung tâm huyện thành một tòa nhà lớn đàng hoàng đĩnh đạc, ngoài cửa lớn có sư tử đá ngồi canh. Phủ đệ của tri huyện ở đằng sau nha môn nên khi thăng đường rất dễ dàng tiện lợị Phủ tri huyện là một khu nhà được làm kỹ lưỡng công phu nhất toàn thành, trước sau gồm ba dãy nhà, có đến mấy chục gian phòng, cột kèo chạm vẽ tinh vi, ở giữa còn có một vườn hoa lớn rất đẹp.

Vân Bằng đã đưa gia quyến đến ở đây, phu nhân tên là Lộng Ngọc người thanh nhã tính hiền thục. Nếu nói rằng ở Vân Bằng còn có chút gì khiếm khuyết thì đó chính là việc nàng Lộng Ngọc chỉ sinh cho chàng hai đứa con, nhưng lại toàn là gái, một đứa tên Thu Nhi lên 8, một đứa tên là Đông Nhi lên 6. Vì chưa có con trai nên Lộng Ngọc là người sốt ruột nhất, thường khuyên chồng nạp thiếp. Thế nhưng về điểm này thì Vân Bằng cố chấp không ai bằng, chàng thường nói với Lộng Ngọc.

- Sinh con trai, đẻ con gái vốn là nhờ vận khí, còn ân ái vợ chồng là nặng hơn tất cả. Chúng ta trước đây chưa từng quen biết nhau chỉ nhờ ơn đức cha mẹ mà thành thân, nhưng cái tình với nhau thật khó có ai được đến thế này, đó chính là duyên may, nếu chỉ vì muốn có con trai mà nạp thiếp thì các người đó há chẳng thành nhưng công cụ để sinh con ự Đây thật là việc làm tổn hại cho người khác, tôi không làm!

Nghe ra ý tứ của chồng, tựa hồ gặp được người trí tâm hợp ý, đúng là phải lấy chữ "tình" làm điểm xuất phát việc nạp thiếp mà bỏ qua tình cảm là không được.

Lộng Ngọc bèn mua mấy a hoàn rất đẹp, người nõn nà tha thướt như hoa thủy tiên và cố ý đưa họ vào hầu cận Vân Bằng: nào khêu đèn, nào pha nước, nào mài mực, nào quạt hầu... Nhưng Vân Bằng vẫn một mực làm ngơ, chẳng động tâm gì cả. Trái lại chàng còn bảo họ đi chỗ khác chỉ để cho chú thư đồng Hỉ Nhi hầu hạ là đủ. Lộng Ngọc bó tay chẳng biết tính saọ Bọn a hoàn nọ thì ngầm bàn tán với nhau, gọi chàng là "thiết tướng công" nói rằng lòng dạ chàng cứng như sắt ấy, chứ nếu không thì sao lại thờ ơ lạnh ngắt trước bọn đàn bà như hoa như ngọc thế kia!

Giờ đây, vị "thiết tướng công" ấy đang ngồi trong thư phòng xem cuốn Nguyên Khúc một cách thờ ơ trễ nảị Chàng đọc đến một đoạn văn viết rằng

"Tỉnh giấc nồng, tô lại môi son chê chán, vội vàng vấn búi tóc tha hương, nỗi buồn xuân lấy gì khuây khỏả Bài ca mới này hãy gượm đừng đưa"

Tự nhiên chàng cảm thấy có gì bức rức trong lòng bèn khép cuốn sách lại, thần trí bỗng chìm vào nỗi suy tư ảm đạm. Thư đồng Hỉ Nhi vẫn nhẫn nại ngồi bên khe khẽ quạt, không dám làm kinh động, hình như chủ nhân ngủ rồi thì phảỉ Trong phòng đang đốt một lò hương đàn tỏa ra làn khói hiu hiu nhè nhẹ mùi hương hăng hăng ngan ngát. Bức mành trúc lặng lẽ rủ bên song cửa; ngoài sân hàng thủy trúc cành lá đu đưa, mấy chú ve chẳng biết đậu ở cành nào mà đang ngân nga rỉ rả. Lát sau tiếng ve tự nhiên lặng ngắt làm cho căn phòng càng tĩnh mịch. Rồi nghe từ ngoài cánh cổng sát đường cái vọng vào một giọng nữ thanh thanh mềm mại đang hát bài gì đó. Vân Bằng như choàng tỉnh nghiêng tai lắng nghe, điệu ca như bi thương buồn khổ lời ca nghe được thế này:

Hoang liêu ngày tháng thu tàn
lạnh lẽo đầy trời gió sương
Trời Tây xạc xào tiếng nhạn
Chân tường rỉ rích tiếng trùng
Tay ôm áo lòng sầu mấy nỗi
Lệ thấm đầy vạt áo như mưa
Đem cuộn vào khúc hát đợi ai đưả

Ắng một lúc tiếng hát chuyển điệu buồn hơn.

Hoa đồng như thêu, nội cỏ như thảm
Thương tâm vô hạn, lòng hiếu khóc đoạn hồn
Cõi âm kia ma mới ngậm oan, ma cũ kêu rên, chịu cực hình, thân ra tro bụi
chỉ còn ngọn gió âm thổi với bãi cỏ là thương
Khói thảm mây sầu là là mặt đất
Ngày :Dng tàn, nước chảy đá tan thu lại xuân
Vạn dặm hồn giam chiêu hồn không về được
Nước mắt đành rơi thấm đẫm khăn
Niệm thịt xương khổ đau khôn xiết nỗi
Đành bày mâm lễ bạc này thôi
Rảy chén rượu cay, đãi lòng đau xuống đất
Mong hồn thiêng về hưởng ân cần

Tiếng hát như ngậm sầu nhỏ lên, chợt đứt chợt nối rất thê thảm khiến người nghe thấy cay trong mũị Nghe như tiếng hát còn có cả tiếng nức nở thở than. Vân Bằng không ném được lòng, ngồi hẳn dậy nói với Hỉ Nhi:

- Hỉ Nhi hãy bảo Cát Thăng ra cửa ngoài xem xem ai đang hát mà buồn thảm vậỷ Họ có oan khuất gì chăng?

Hỉ Nhi đi rồỉ Vân Bằng vẫn ngồi vậy nghe tiếng ca đứt nốị Càng nghe càng thấy xốn xang trong lòng, ca nữ đi hát rong như vầy thực chẳng có gì là lạ, nhưng ở đây có khác là lời ca buồn thương sâu lắng không tầm thường tí nàọ Một lát sau Cát Thăng và Hỉ Nhi cùng trở vàọ Cát Thăng chắp tay bẩm.

- Thưa gia gia, ngoài kia có cô gái nhỏ chuyên hát rong, cô ta đang muốn bán mình để mai táng cha đấy ạ.

- Nói gì? bán mình tang cha ử - Vân Bằng lấy làm lạ.

- Thưa vâng, cô ta nói cha con cô phiêu bạt giang hồ, cha thì kéo đàn, con thì hát. Chẳng may đến Dương Gia Tập đây thì cha ốm chết, nay thi thể đang quàn ở quán trọ, không có tiền làm ma, cô ta đành phải nghĩ đến việc bán mình lấy tiền trang trải, miễn sao đủ an táng cho chạ

- Thế ử - Vân Bằng trầm tư trong tiếng hát không ngừng vọng đến, giờ đây cô gái càng hát một cách bi thiết hơn:

Quê hương cách xa kia xa tít đường mây

Buồn luân lạc kìa, ruột xót suốt đêm chầy

Phiêu dạt kìa chân trời, dạn dày cùng sương gió

Đau lắm cha! kìa sao đã nỡ vội :D..

Vân Bằng nhíu nhíu mày, ngẩng đầu lên nhìn Cát Thăng nói:

- Có người nào cho cô ta tiền không?

- Thưa gia gia, người đứng xung quanh xem thì nhiều người cho tiền thì ít.

Vân Bằng cảm khái, gật gật đầụ

- Cát Thăng!

- Dạ thưa gia giả

- Đưa cô ta vào đây, ta hỏi chuyện xem saọ

- Thưa vâng.

Cát Thăng kính cẩn lui rạ Hỉ Nhi bước vào phòng tiếp tục quạt. Lát sau, thấy tiếng ca ngừng lại, một lát nữa, Cát Thăng đã đứng ở cửa, lớn tiếng bẩm báo:

- Đã dẫn cô gái hát rong vào rồi, thưa gia giạ

Vân Bằng ngẩng lên, đôi mắt chàng chợt sáng trong khoảng khắc. Một thiếu nữ đang nhẹ nhàng chầm chậm bước vào cửa, toàn thân phủ bộ quần áo tang trắng toát: áo cánh, áo dài, thắt lưng, giày vải,... tất cả đều một màu trắng, trên đầu không có bất kỳ một đồ trang sức nào, chỉ có một bông hoa trắng nhỏ gài bên tóc maị Màu trắng toát trên mình cô gái nọ chẳng hiểu sao bỗng làm cho Vân Bằng nhột một cái trong lòng, nghĩ đến một màu trắng tuyền nào đó, nhưng chàng đã kịp tự trấn an, cho rằng đó là do họ để tang cho đúng hiếu đạo, không có gì lạ cả. Cô gái đứng trước mặt chàng, đầu cúi thật thấp nên chàng chỉ có thể trông thấy cái chỏm mũi nho nhỏ và hai hàng lông mày dài cong cong hình viền lá quạt của cô thôị Cô cúi đầu chào, lại sụp lạy nữa, miệng nói rất rành rẽ:

- Tiểu nữ Bạch Ngâm Sương khấu kiến huyện thái giạ

Vân Bằng lại thấy nhột trong lòng, chàng ngồi ngay ngắn lên, nói:

- Thôi, không nên đa lễ, hãy đứng dậy đi, cô nương, cô hãy nói tên cô là gì?

- Thưa, tiểu nữ họ Bạch tên là Ngâm Sương, chữ Ngâm trong ngâm thơ, chữ Sương trong sương gió ạ.

- Tên hay đấy - Vân Bằng lẩm bẩm trong miệng, mắt nhìn chăm chú sang phía cô ta - Cô hãy ngẩng đầu lên!

Cô gái ngoan ngoãn ngẩng lên, ánh mắt sáng xanh chiếu thẳng vào Vân Bằng, đôi mắt trông đem thẫm, trong veo, sâu thẳm mà mang đầy vẻ thảm thê, bi thiết và nài xin giúp đỡ! Hình như đã nhìn thấy đôi mắt này ở đâu thì phảị Cũng ánh nhìn ấy, cũng thần thái ấy! thương sao, khổ sao, nhưng vẫn không dấu vẻ âm thầm kiêu hãnh, thế mới lay động hồn người, Vân Bằng phải lấy hết nghị lực của mình ra mới bắt buộc đôi mắt chàng rời khỏi ánh mắt cô gáị Rồi chàng chú ý đến vẻ đẹp phi phàm, toát lên từ toàn thân cộ Tuy không điểm phấn tô son nhưng làn da cô vẫn trắng mịn như tuyết, môi đỏ như son, chân mày xanh biếc như vẽ càng làm nổi lên đôi mắt đen trắng phân minh "Bạch Ngâm Sương" cái tên nghe thật hay, vừa thuần khiết vừa thanh nhã.

- Có phải cha cô mới mất? - Vân Bằng hỏị

- Thưa vâng.

- Nếu tôi đưa cô tiền để cô làm ma chay cho cha thì...

- Tiểu nữ xin nguyện là nô tì, dù có phải tan xương nát thịt cũng không dám từ - Ngâm Sương nói và quì ngay xuống.

- Đừng làm thế - Vân Bằng phẩy phẩy tay - ý của ta là muốn hỏi cô sau khi mai táng cho cha, cô có thể trở về quê hương không? Gia đình cô còn những aỉ

- ôi! - Ngâm Sương ngạc nhiên ngẩng đầu, đôi mắt sáng nhìn Vân Bằng không chớp - Bẩm lão gia, thân mẫu của tiểu nữ qua đời đã lâu, ở quê không còn một người thân nàọ Tiểu nữ theo cha phiêu bạt đó đây, bặt tin tức quê nhà từ lâu rồị Vậy nên, xin lão gia ban ân điển, nếu giúp được việc an táng phụ thân thì cũng xin thu nhận cho tiểu nữ dung thân. Tiểu nữ xin nguyện hầu hạ phu nhân và các tiểu thự Tuy đường kim chỉ vá may chưa thạo nhưng sẽ xin chịu khó học hỏi thêm ạ.

Vân Bằng chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp thanh nhã của cô, trầm ngâm hồi lâu, mới hỏị

- Tôi vừa nghe tiếng cô hát, vậy ai dạy cho cô đó?

- Thưa, phụ thân ạ.

- Thân phụ cô chỉ dựa vào nghề hát để mưu sinh?

- Thưa không, cha tiểu nữ trước kia cũng đã học không ít thi thư; xuất thân từ gia đình khoa cử nhưng có khiếu nên tinh thông âm luật. Chỉ vì cửa nhà sa sút, nghèo khó không còn đường sinh sống; vốn đã đậu tú tài nhưng mấy lần thi hương đều bị đánh trượt, từ đó cha tiểu nữ xem nhạt đường lợi danh sĩ hoạn. Sau khi mẹ tiểu nữ qua đời, cha mới bắt đầu bước vào con đường lưu lạc giang hồ...

Vân Bằng se sẽ gật đầu, bất giác không nén nổi tiếng thở dàị nghe thân thế, thì ra cũng là con gái nhà lành, chỉ tiếc là thời vận chưa đến mà thôi, nhìn người thì rõ ràng chẳng phải không có ai thương đến, nghe thân thế thấy cảnh ngộ thật đáng thương. Vân Bằng quay sang nói với Hỉ Nhi:

- Hỉ Nhi, dẫn cô gái này vào trong nhà để gặp phu nhân hỏi xem phu nhân có muốn lưu cô lại làm bạn chăng?

- Vâng, thưa gia gia, - Hỉ Nhi đáp.

- Tạ ơn lão gia, tạ ơn lão gia - Ngâm Sương phủ phục xuống đất, khi ngẩng đầu lên nước mắt đã nhòe ướt quanh mi, cô ta cúi đầu theo chân Hỉ Nhi lui khỏi phòng. Vân Bằng ái ngại nhìn theo dáng khép nép của cộ Còn lại trong phòng một mình, tự nhiên chàng thấy tâm tư bần thần trong giây lát, sau đó chàng mới phát hiện ra ông già Cát Thăng đã đứng đó tự bao giờ, đang băn khoăn nhìn chàng; nửa như muốn nói, nửa như muốn đừng.

- Cát Thăng, ông có điều gì muốn nói phải không?

- Nô tài không dám nóị

- Có gì mà dám nói với chẳng không dám nói! muốn nói thì cứ nói thẳng ra đi, đừng có ấp a ấp úng nữa! ông phản đối ta lưu cái cô họ Bạch này phải không?

- Không ạ, nô tài không dám.

- Thế thì là việc gì chứ?

- Thưa - Cát Thăng ề à kêu lên một tiếng, từ từ ngẩng đầu, ngước mắt lên nhìn chủ rồi hạ giọng thì thào - Ngài không cảm thấy là... cái... cáị. cái cô họ Bạch này có gì không bình thường ử

- ý ông định nói gì? - Vân Bằng nhíu mày hỏị

- Là thế này, thưa gia gia - Cát Thắng càng thêm ấp úng - Ngài có nghe nói về... về.. về chuyện hồ ly báo ân bao giờ chưả

- Có nghe qua, nhưng lại xảy ra cái gì ở đâỷ - Vân Bằng hơi bất an bèn làm bộ quở trách - các chuyện đó đều là vớ vẩn chẳng đáng tin đâu!

- Nhưng... nhưng mà.. - Cát Thăng líu lưỡi nóị Cái cô họ Bạch này... có... có đôi mắt giống hệt.. giống hệt con hồ ly mà... mà ngài đã cứụ Hơn nữạ. hơn nữa cô ta lại là họ Bạch, thế có khéo không chứ. Cứ như tôi nghĩ thì cô Bạch này khéo là phúc tinh của nhà ta đấy!

- Thôi đừng nói xàm! - Vân Bằng khẽ gắt - Không biết cái trò mê tín này ở đâu ra thế!

Chàng chắp tay ra sau lưng, đi ra phía cửa sổ nhìn ra sâu sau vừa thấy Thái Liên a hoàn thân cận của Lộng Ngọc cười hớn hở chạy đến nóị

- Thưa gia gia, phu nhân nói bà rất thích Bạch cô nương, thích không thể tưởng tượng được ấy! bà nói, thế nào cũng phải lưu cô ấy lạị Thế nào cũng không để cô ấy về quê!

Vân Bằng hơi sửng sốt, cái cô Bạch Ngâm Sương này thật đúng duyên số chăng? nghĩ đến câu nói vừa rồi của Cát Thăng, lại nghĩ đến con hồ ly trắng mà chàng thấy trong một đêm cách đây nửa tháng, chàng thấy trong tâm trí chợt bâng khuâng và trong óc hiện lên đôi mắt của Ngâm Sương và cùng đôi mắt của hồ ly lông trắng..

VietDoll
06-11-2004, 05:29 AM
Thế là, Ngâm Sương đã lưu lại ở nhà họ Cát.

Vân Bằng thể tình Ngâm Sương cũng là con nhà thi thư nên chàng không để cho cô làm a hoàn. Và vì Lộng Ngọc rất sủng ái cô nên trong nhà họ Cát, người trên kẻ dưới đều gọi cô là "Bạch cô nương", thể hiện lòng tôn trọng, không dám coi thường cộ Lộng Ngọc dành riêng mấy gian phòng cho cô ở, lại cắt hai a hoàn hầu hạ cô, cô sống trong nhà họ Cát như một tiểu thư với tư cách nửa chủ nửa khách, Ngày thường cô dạy Thu Nhi và Đông Nhi đọc sách viết chữ, cô cũng làm bạn kim chỉ vá may với Lộng Ngọc, đôi khi Vân Bằng vui vẻ, cô còn hát một phiên để mừng khách của chàng.

Những người ăn kẻ ở khác trong nhà họ Cát thì, ngay từ khi Ngâm Sương mới bước chân vào nhà, họ đã rì rầm bàn tán chuyện "Bạch hồ ly báo ân" rồị Từ trước, cái việc Vân Bằng cứu Bạch hồ thì khắp huyện Thanh An này vốn đã đồn đại không ngớt miệng. Mà nay, Ngân Sương cứ khư khư ăn mặc một màu trắng toát, lại thêm cái nết đi lại nhẹ nhàng không một tiếng động khiến cho những người đã từng thấy bạch hồ ly càng ra sức "nhận ra" chính nàng là hồ. Thế rồi cái huyền thoại Bạch Ngâm Sương là bạch hồ ly nghiễm nhiên trở thành một sự thật không thể lay chuyển được. Người ăn kẻ ở đối xử với "ma hồ" vốn đã một mực kính sợ nên đối với Ngâm Sương cũng vậy, hễ gặp tai nạn hoặc việc gì khó là đi tìm cô để nhờ "giải quyết tiêu nạn". Tuy sau lưng bàn tán ra vào, khăng khăng gán ghép Ngâm Sương là Bạch hồ ly, nhưng trước mặt cô chẳng ai dám hé răng nửa lời, còn Ngâm Sương thì saỏ Những lời dị nghị đồn thổi đó cô đều biết hết, nhưng cô cũng đều bỏ ngoài tai, coi như chẳng có chuyện gì, cô chỉ một mực sống yên lành thanh thản, đối với Thu Nhi, Đông Nhi thì chăm sóc chu đáọ Nhưng câu chuyện "Bạch hồ ly" cứ truyền lan không dứt, thậm chí đến cả Lộng Ngọc cũng phải nghe lọt vào taị Nàng từng cười vui, nói đùa chàng.

- Xưa nay trong văn chương tiểu thuyết đã viết ra ối chuyện về vợ hồ đấy, chàng có biết không?

- Đừng đùa mà - Vân Bằng nói nghiêm trang, Thứ một là Ngâm Sương là người đang sống mười mươi, đâu phải là hồ. Thứ hai là ta lưu Ngâm Sương lại đây chỉ vì cô ấy không có nhà mà về nữa, nếu thay đổi ý để ép cô ấy, chẳng hóa ra ta giống bọn tiểu nhân kia, "thừa cơ nước đục buông câu" ử Ta làm sao có bụng dạ đó chỉ định dần dần sẽ tìm một nơi thích hợp để cho cô ấy gá nghĩa, tư giúp cô ta một món của hồi môn để cô ấy có thể sống tử tế mà thôị

- Thiếp thấy rằng chàng hãy cứ từ từ xem sao - Lộng Ngọc nóị - Cô ấy thường nói, có chết cũng chẳng chịu rời nhà ta đấy!

- Nói thế thì thật là ngốc!

- Chẳng phải là mệnh của cô ta đã được chàng cứu cho hay saỏ

- Thế nàng tin cô ấy chính là hồ ly thật ử - Vân Bằng hơi khó chịu hỏi lạị

- Thiếp hy vọng cô ấy như thế thật - Lộng Ngọc cười tủm tỉm.

- Cái gì?

- Nếu như cô ấy muốn báo ân thì việc thứ một là nên giúp chàng sinh con trai! - Lộng Ngọc cười kín đáo - Thiếp chẳng nề hà nó là con của hồ hay không! Miễn con trai là được!

- Nói lung tung quá! - Vân Bằng cười mà mắng trừng mắt nhìn Lộng Ngọc, chàng không thể không nghi ngờ rằng Lộng Ngọc sốt sắng giữ Ngâm Sương ở lại là còn có động cơ khác nữạ

Nhưng rốt cục Ngâm Sương là người hay là hồ đâỷ Trong nhà họ Cát tự nhiên lần lượt xảy ra liền mấy việc kỳ lạ lắm.

Đầu tiên là việc về một a hoàn của Lộng Ngọc tên là Hương Kỳ, cô ta mới 15 tuổi nhưng người trắng trẻo sạch sẽ lại rất giỏi đoán biết ý tứ của người ta, vì vậy được Lộng Ngọc hết sức yêu vì, hễ đã là vòng xuyến trâm hoa của Lộng Ngọc thì đều để cho Hương Kỳ một mình cất giữ. Một hôm Lộng Ngọc cần đeo một chiếc vòng tay bằng ngọc phỉ thúy, đi tìm không thấy; hỏi Hương Kỳ thì nó cũng không biết ở đâụ Thế là mọi người đều phải mở rương lật hòm ra tìm, vẫn không tìm được. Nghĩ đó là trách nhiệm của mình, Hương Kỳ sợ cuống phát khóc lên. Chiếc vòng cũng là vật có giá trị nên tất cả a hoàn, u già trong nhà đều không thoát khỏi can hệ, mọi người đều lo sốt vó. Một u già là Trương Tẩu đề nghị, bất kể là ai, tất cả người ăn kẻ ở đều phải khám kỹ rương hòm của riêng để khỏi nghi kỵ lẫn nhaụ Tất cả đều mở rương hòm ra khám vẫn không tìm thấy chiếc vòng, nhưng trời xui đất khiến thế nào mà lại tìm thấy cái bao nhỏ chuyên dùng để đựng chiếc vòng đó trong một góc rương của Hương Kỳ. Mở túi ra thì vòng không có, hiển nhiên là vòng đã được tuồn đi, còn túi thì bỏ quên ở đó. Hóa ra là "tay giữ hòm tay phá khóa" Lộng Ngọc giận đến tái người, không ngớt gọi người trói lại đánh cho một trận. Hương Kỳ một mực kêu oan, cầm dây toan thắt cổ tự vẫn. Đang náo động rối ren không sao gỡ được, thì Ngâm Sương đi tớị Hương Kỳ vừa nhìn thấy Ngâm Sương thì mừng rỡ như là gặp được bồ tát cứu khổ cứu nạn, rập đầu xuống lạy như tế sao, vừa lạy vừa kêu khóc.

- Bạch cô nương chỉ có cô mới cứu được con, xin cô cứu con với! Nhất định là cô biết vòng ngọc mất đi đâu!

Ngâm Sương hỏi rõ đầu đuôi sự việc, nghĩ ngợi một lúc rồi kéo Lộng Ngọc ra một nơi, nói nhỏ:

- Hương Kỳ đúng là mắc oan thật; cô ta không lấy trộm vòng đâu - Nếu phu nhân quả thật muốn bắt được kẻ ăn trộm thì tôi cho rằng phu nhân cần phải trói cái bà Trương Tẩu lại mà hỏi xem saỏ

Lộng Ngọc bán tin bán nghi nhưng cũng làm theo lời, đem trói bà Trương Tẩu vào, vừa hỏi đã khai hết. Quả nhiên chiếc vòng là do bà ta lấy còn túi đựng vòng thì cố ý nhét vào rương của Hương Kỳ để đánh lạc hướng.

Sau khi sự việc trên xảy ra mọi người càng kính nể Ngâm Sương càng thêm tin vào câu chuyện cô ta là hồ ly biết thành. Nhất là Hương Kỳ lại càng sủng bái cô ta như là Bồ tát thật. ông già Cát Thăng cũng răn đe kẻ ăn người ở sau lưng Ngâm Sương rằng:

- Mọi người cẩn thận đấy, đừng đó làm loạn! Trong nhà có một vị Đại tiên nhé, các trò ranh ma quỉ quái đều không qua được mắt Đại tiên đâu!

Thế là từ đó lớn bé trong nhà đều thật trọng từng ly từng tý không hề dám làm điều gì khuất tất hoặc trộm cắp vặt vãnh nữạ

Đối với sự việc trên, Vân Bằng cũng hơi thắc mắc, chàng hỏi riêng Ngâm Sương.

- Cô làm sao mà biết được người ăn trộm là bà Trương?

- Việc đó thực ra cũng đơn giản thôi, thưa gia gia - Ngâm Sương mỉm cười rất tươi nói - Ngài xem, Hương Kỳ từ nhỏ đã được bán vào nhà ta đây làm a hoàn, cha mẹ và người thân đã không còn liên lạc được với ai, mà cô ta ở đây cũng đã cơm no áo ấm, vậy thì cần gì phải ăn trộm, vòng ngọc? Còn bà Trương thì lại là người làm thuê cho nhà ta, trong thành này bà ta có cả một gia đình đông đủ con trai con dâu, nhất định là có người tiếp ứng, đem vòng ngọc đi bán ở xạ Với lại tiểu nữ vốn cùng cha lưu lạc giang hồ, loại người nào cũng đã từng gặp, tiểu nữ rất tin vào khoa xem tướng người - Hương Kỳ tuy là một a hoàn nhưng tướng mặt ngũ quan đoan chính, mi thanh mục tú, còn bà Trương kia thì thầm sắc hấp tấp, ánh mắt điêu hoạt, mới trông đã rõ ra là không phải chính nhân.

- Nhưng người làm mướn trong nhà ta có phải mình bà Trương đâu, làm sao cô dám đoán ngay cho bà tả Cũng là do xem tướng ử

- Đương nhiên là không phải ạ - Ngâm Sương cười - Chính là vì bà Trương là người đầu tiên đề nghị việc khám xét rương hòm, như vậy có thể là bà ta đã có ý định sẵn, biết trước được kết quả rồi - Nói đến đây Ngâm Sương cúi đầu hơi có vẻ xấu hổ sau bổ sung thêm rằng: với lại đối với những việc như thế này, cũng còn dựa vào cả một chút đoán mò nữa ạ!

Vân Bằng tròn mắt nhìn cô, trầm ngâm:

- Ờ, ta xem ra việc đoán mò của cô rất trúng đấy, về sau, nếu gặp vụ án nào rắc rối có lẽ cũng phải nhờ đến tài đoán mò của cô đấy!

Quả thật, chỉ ít lâu sau, Vân Bằng đã phải nhờ vào tài đoán mò của Ngâm Sương mà phá được một vụ tranh chấp gia đình.

Vụ án đó trông bên ngoài có vẻ hết sức giản đơn, động cơ phạm tội và sự thật đều rất rõ ràng, giả như không có sự kỹ lưỡng của Vân Bằng và tài "đoán mò" của Ngâm Sương thì sẽ tạo ra một nỗi oan ức ngấm ngầm không thể nào chiêu tuyết được.

Vụ án đó là thế này: có một thương nhân mở cửa hàng buôn bán da thú ở Dương Gia Tập, ông ta tên là Chu Thực Phố. Do nhiều năm tảo tầm làm ăn, tính toán căn cơ nên gia tự cũng đã khá lắm. ông ta vốn đã có một vợ chính thất tên là Khổng Thị đã sinh được một con trai năm nay 12 tuổi, nhà thường gọi Hưng Nhị Vì chỉ có một con trai nên Chu Thực Phố coi Hưng Nhi như vật báu, muôn phần sủng áị Trong nhà trước nay bình an vô sự, nhưng từ đâu năm vừa qua, Chu Thực Phố lấy thêm một vợ lẽ tên là Cao Thị, cô này mới 18, 19 tuổi, cực kỳ xinh đẹp. Chu Thực Phố đã đứng tuổi, lấy được vợ mới trẻ đẹp thì đương nhiên là say mê sủng ái hết mực. Mấy tháng sau, Cao Thị có thai, thế là thiên hạ mất cả thái bình, đại khái là dì ghẻ rất ghen ghét với con trai chồng là Hưng Nhi; vì vậy Hưng Nhi thường đến khóc kể với cha về bao nhiêu thương tích đầy mình, hỏi đến thì đương nhiên là do dì ghẻ gây rạ Chu Thực Phố trong bụng không vui nhưng đã quá say mê Cao Thị nên không muốn tra xét đến. Thế là sinh ra việc lớn! Chiều hôm đó, Hưng Nhi thấy đói bụng đi lục tìm thức ăn, Khổng Thị bèn vào bếp làm bánh kẹp cho nó, Cao Thị cũng ở trong bếp giúp một taỵ Bánh kẹp là loại bánh mặn của người miền Bắc, có một tấm bánh nướng, ở giữa kẹp hẹ xào với thịt nạc thái chỉ. Hưng Nhi ăn được một nửa thì bị cái gì đâm vào lưỡi, nhả ra xem thì thấy một cái kim nhỏ xuyên trong cọng lá hẹ, Hưng Nhi liền kêu tướng lên "có người định giết tôi" rồi chạy đi mách chạ Chu Thực Phố tra vấn biết rằng lúc làm bánh có Cao Thị trong bếp, bèn bực không chịu được, quả không thể bỏ qua nữa nên đã trói Cao Thị đưa đến nha môn gặp quan.

Vân Bằng xem xét Cao Thị, thấy quả có sắc đẹp nhưng có vẻ không ra loại đàn bà điêu gian; đem ra xét hỏi thì chỉ chảy nước mắt khóc và một mực kêu - Xin đại lão gia minh xét!

Vân Bằng có chút nghi hoặc, nghĩ thầm: việc vợ lẽ mưu sát con chồng thì không có gì là lạ nhưng trộn kim vào bánh cho ăn để giết thì thật là một cách làm ngu ngốc chỉ có kẻ nào quê mùa ngớ ngẩn mới dùng mà thôị Lại hỏi đến vợ cả Khổng Thị, thấy đấy chỉ là một người đàn bà chân quê chậm chạp, quì trước công đường người ngay như cán tàu, mặt trắng bệch vì quá sợ hãi, hỏi thế nào cũng chỉ rập đầu mà lạỵ Hỏi lại Cao Thị: Khổng Thị đối đãi thế nàỏ Cao Thị rối rít khen thật tốt. Hỏi đến Khổng Thị: Cao Thị có ý qua mặt không? Khổng Thị khấu đầu nói:

- Em đây không phải loại người như thế!

Hỏi bà ta có mến Cao Thị không? đáp rằng có.

Vân Bằng bối rối chưa biết tính sao, đành phải tạm giam Cao Thị vào trong laọ Tất cả tội chứng đã rõ ràng, Cao Thị cơ hồ không tránh khỏi tội hình. Trở về phủ đệ, Vân Bằng chợt nhớ ra, cho mời Ngâm Sương đến, thuật lại toàn bộ vụ án cho cô nghe và hỏi:

- Theo sự " đoán mò" của cô thì Cao Thị có phải là tội phạm không?

Ngâm Sương suy nghĩ hỏi lâu mới nói:

- Vụ án này có khả năng ngược lại đó, mọi người chỉ nghĩ đến là dì ghẻ đố kỵ với con chồng mà không nghĩ rằng vợ cả cũng có thể đố kỵ với con vợ lẽ chứ? Bây giờ Cao Thị vừa đang đắc sủng, lại đã có thaị Vạn nhất sinh được con trai thì tất nhiên lại càng đắc sủng. Vậy có thể là do vợ cả bày đặt ra để hãm hại vợ lẽ?

- Ta cũng đã từng nghĩ như vậy - Vân Bằng nói - Nhưng xem ra Khổng Thị kia hoàn toàn là người thật thà, đến nói cũng nói chẳng nói được rõ ràng, vì vậy quả thật ta không thể tin rằng bà ta lại có thể điêu gian đến thế, hay cô đi xem tướng bà ta một chút xem saỏ

- Gia gia ạ, thanh quan khó đoán việc trong nhà, đúng như thế! thôi này vậy ngày mai ngài thẩm vấn bà ta một lần nữa, để tiểu nữ ngồi sau rèm xem trộm tướng của bà ta xem thế nàọ

Thế là ngày hôm sau, Vân Bằng truyền gọi Khổng Thị thẩm vấn lại, Ngâm Sương nấp sau rèm quan sát, Sau khi bãi đường, Ngâm Sương cười tủm tỉm nói với Vân Bằng.

- Thưa gia gia, xin ngài cho gọi đứa bé Hưng Nhi đến để tiểu nữ nói chuyện với nó một lần, bảo đảm sẽ tìm ngay ra tội phạm.

- Thật ử - Vân Bằng không tin, hỏi lại - Cô cho rằng Hưng Nhi có thể biết được manh mối ử

- Ngài không biết đâu, thưa gia gia - Ngâm Sương vẫn cười rất tươi, tựa hồ như trong bụng đã có sẵn ý định - trẻ con là mẫn cảm nhất trên thế giới, ai muốn hại nó, nó nhất định cảm thấy được.

Vân Bằng nhướng lông mày lên, ờ nói vậy mà có lý, chàng lập tức cho đòi Hưng Nhi đến, khi Hưng Nhi đến. Cát Thăng dẫn nó vào phủ đệ đưa đến trước mặt Vân Bằng và Ngâm Sương. Thằng bé lộ ra có tướng thông minh, một đôi mắt to đen đảo thiên đảo địa, nhìn đông ngó tây một cách hiếu kỳ.

- Này cậu bé, em có phải là Hưng Nhi không - Ngâm Sương tươi cười, nhẹ nhàng hỏị

- Vâng ạ.

- Cha em thương nhiều không? Mẹ cũng quí em lắm phải không?

- Phải ạ.

- Thế còn dì haỉ

Thằng bé đảo mắt một cái, dẩu môi rạ

- Bà ấy là người xấu! bà ấy định giết em.

Ngâm Sương bỗng sầm mặt, tắt hẳn nụ cười tay đập bàn, "chát" tiếng rồi đứng dậy gọi tọ

- Người đâu, trói ngay thằng bé điêu gian hư hỏng này lại nung cho ta một mẻ sắt nóng đỏ lên, ta phải dí vào cái mồm nói điêu này cho nó bỏng tuột ra mới được. Để xem nó còn dám nói láo nói lếu, bịa đặt sinh sự nữa không nào!

Thằng bé nghe nói giật nảy mình, sợ đến trắng bệch cả mặt mày, run như cầy sấy vừa giật mình vừa không ngớt mồm gào tọ

- Cháu sợ rồi, cháu không dám nữa đâu!

- Nói mau! các vết sẹo kia có phải tự ngươi gây ra không? Cái kim cũng là tự ngươi bỏ vào trong bánh phải không nói đi!

- Đúng... đúng... đúng là cháu làm.

- Ai xui ngươỉ Tại sao lại thế?

- Kim Tẩu xui, bà ấy bảo khi nào dì hai đẻ con trai thì cha cháu sẽ không quí cháu nữa - Thằng bé khóc mà nóị

- Kim Tẩu là aỉ

- Là người làm cũ của nhà cháụ

Vụ án đã được phá như vậy, sự việc là do người ở cũ xúi giục "ông chủ con" mà sinh rạ Người nọ và a hoàn của Cao Thị thường xích mích cãi cọ nhaụ Bà ta sinh ra thù ghét, đã để bụng tìm cách hãm hại, nghĩ ra cái độc kế này; Khổng Thị hoàn toàn không dính dáng, hơn nữa Khổng, Cao hai họ vốn giao hảo khá thân với nhau từ trước, Sau việc đó Vân Bằng nói với Ngâm Sương.

- Ta quả thật phục cô đấy, sau cô lại chuyển sang nghi ngờ thằng bé đó?

- Vụ án rất rõ ràng đấy thôi, thưa gia gia - Ngâm Sương cười - Nếu Cao Thị thực sự muốn trừ bỏ Hưng Nhi thì không thể hành động một cách đần độn như vậy được. Như vậy hiển nhiên cô ta là kẻ bị hãm hại, mà ai cần hãm hại cô tả Ngoài Khổng Thị ra thì chỉ có Hưng Nhi thôi!

- Nhưng... nhưng... - Vân Bằng vẫn cảm thấy thắc mắc - đó chỉ là do cô bạo gan đoán ra thôi chứ? ta vẫn chưa hiểu tại sao lại đoán đúng là thằng bé làm rả

Ngâm Sương cười nhẹ.

- Thưa gia gia, xin ngài cứ coi đó là một sự "cảm ứng" kỳ dị đi!

Vân Bằng nhìn Ngâm Sương với nụ cười kín đáo có duyên không thể không thấy trong lòng hay động!

Đây là lần đầu tiên Ngâm Sương bắt đầu tham gia thẩm án, từ đó về sau, Vân Bằng thường xuyên phải dựa vào tài “đoán mò” và "cảm ứng" của Ngâm Sương sự phán đoán đó vừa nhanh :Dng vừa chuẩn xác, khiến cho Vân Bằng cảm thấy thật là lạ kỳ, mới mẻ, có lúc chàng cũng nghĩ có thể Ngâm Sương đúng là con hồ ly trắng kia biến hóa mà rạ

Cứ như vậy, thời gian đã trôi qua một vài năm. Ngâm Sương đã mãn tang cha, hiếu phục lẽ ra thôi không mặc nữa nhưng cô vẫn cứ thích mặc áo trắng, toàn thân vẫn một màu trắng tinh, chỉ thỉnh thoảng có điểm vài bông hoa nhỏ trên tà áo, làm cho trang phục của cô càng thêm thanh nhã xinh tươị Màu trắng bất biến ấy càng khêu gợi thêm trí tò mò và lời bàn tán; sau đó một sự việc mới lại phát sinh rạ

Năm đó mùa đông cực kỳ lạnh tuyết rơi suốt mấy hôm liền, lúc tuyết tan khí trời càng lạnh giá. Trong nhà tuy mỗi buồng đều đốt lửa sưởi nhưng vẫn không sao chống lại được cái giá lạnh ghê gớm đến thế. Vì vậy sau tết đèn hoa không lâu con gái nhỏ của Vân Bằng là Đông Nhi đã nhuốm bệnh nằm bẹp trên giường.

Mới đầu, mọi người đều cho rằng trẻ con thấy tết thì ham, khó giữ được mồm miệng nên ăn quá nhiều món lạnh vào, lại cộng thêm thời tiết cũng lạnh nên bị ngoại cảm, biếng ăn. chỉ cần uống một ít thuốc cho tan bớt hàn là khỏị Không ngờ chỉ mấy hôm sau lại thành ra sốt cao, toàn thân nóng nẩy, ăn uống không vào nữạ Mời thày thuốc đến cũng không làm gì được, mọi thứ thuốc đều vô hiệu, đứa bé cứ sốt xình xịch mãi không thôị Mọi người trong nhà đều sợ hãi lo lắng, Lộng Ngọc suốt ngày đêm ngồi bên giường Đông Nhi mà chảy nước mắt khóc ròng. Đông Nhi tiều tụy trông thấy, ba ngày sau đã nói không ra tiếng nữa, chỉ mê mê tỉnh tỉnh. Cả nhà đều nghĩ rằng Đông Nhi thế là không còn hy vọng gì.

Trong những ngày đó, Ngâm Sương cũng không nghỉ không ngơi hầu hạ bên giường, cô vốn rất quí thương Đông Nhi, lúc này càng sốt ruột sốt gan, mất hồn mất víạ Buổi tối đó, tình hình Đông Nhi càng đáng ngại, từ chập tối nó đã lên mấy cơn kinh giật, toàn thân co quắt như con tôm. Vân Bằng ngồi bên cạnh giường, nghĩ thương con còn nhỏ quá, chưa được hưởng mấy chút của cuộc đời đã vội rời tay mà đi... Chàng không kìm lòng được nước mắt lã chã tuôn rơị Lộng Ngọc thì khóc đến mấy lần lòng ngất đi tỉnh lại cứ ôm lấy Đông Nhi mà luôn mồm gào hờ, ối con ơi, gan ruột máu mủ của tôi... Đang lúc cả nhà đều đồng thanh rền rĩ, bỗng a hoàn Hương Kỳ chạy ào đến quì sụp xuống trước mặt Ngâm Sương vừa khóc vừa vái như tế saọ

- Bạch cô nương ơi, xin cô cứu lấy tiểu thư của chúng tôi với, tôi biết mà tôi biết cô cứu được mà! Cô cứu được tiểu thư của chúng tôi thì tôi xin đặt cô lên bàn thờ, ngày nào cũng thắp hương bái lạy cô!

Câu nói đó nhắc Lộng Ngọc nhớ ra - tuy không hẳn tin rằng Ngâm Sương là hồ ly trắng nhưng trong giây phút tuyệt vọng này, bản năng người mẹ thúc đẩy nàng nắm lấy bất kỳ một hy vọng mong manh nàọ Vì vậy nàng cũng quay sang Ngâm Sương, nắm lấy vạt áo của cô mà khẩn khoản, nàng cùng Hương Kỳ đồng thanh kêu gào lên như người mắc bệnh thần kinh.

- Đúng rồi, đúng rồi Ngâm Sương xin hãy cứu lấy Đông Nhi, xin hãy dùng thần lực của cô cứu Đông Nhi đi!

Mặt Ngâm Sương trắng bệch như tuyết, cô mở to đôi mắt, kinh hoảng lùi ra sau, miệng ấp úng, lắp bắp nóị

- Đây... đây... đây là thế nào cở

Vân Bằng là người duy nhất còn giữ được lý trí, chàng biết rằng như thế này là đặt Ngâm Sương vào một tình cảnh rất nan giảị Chưa nói rằng cô ta không phải là hồ ly, cứ cho rằng cô có là hồ ly đi nữa thì chắc gì đã có phép thuật cải tử hoàn sinh. Nếu không thì cha cô đã không bị ốm chết trong quán trọ. Chàng đứng dậy toan can ngăn Lộng Ngọc nhưng nàng đã quì sụp xuống trước mặt Ngâm Sương, miệng lảm nhảm cầu xin không dứt.

- Ngâm Sương ơi, em ngoan của chị, em hãy nể mặt Vân Bằng mà cứu con bé này đi, chị sẽ suốt đời suốt kiếp này báo đáp ơn em, đến chết cũng không bao giờ quên đại ân đại đức của em! Ngâm Sương ơi, chị van em!

Mặt Ngâm Sương càng tái sạm đi, cô cầm lấy cổ tay Lộng Ngọc xót xa đau đớn, giậm giậm chân nói:

- Phu nhân ơi, sao phu nhân lại làm thế nàỷ Phu nhân hãy đứng dậy đi, phu nhân làm thế này thì tôi chết mất!

- Khi nào em chịu nhận lời cứu Đông Nhi thì mới thôi, nếu không thì chị không dậy đâu - Lộng Ngọc nóị

- Trời ơi - Ngâm Sương thật khó xử, nhìn Lộng Ngọc vừa đau khổ vừa sốt ruột - Phu nhân ơi, xin đứng dậy đi để em xem Đông Nhi thế nào, Nói thực là em cũng chưa thể có cách nào cứu được đâu!

- Chỉ cần em chịu nhận cứu là nhất định cứu được - Lộng Ngọc nói rồi vẫn giữ vẻ hoang mang, nàng đứng dậy để Ngâm Sương đị

Ngâm Sương đến bên giường bệnh cúi xuống xem xét rất kỹ Đông Nhi, lấy tay đặt lên trái xem nhiệt độ rồi nắm lấy tay con bé bắt mạch, sau đó luồn tay vào cổ áo, nắn nắn cổ Đông Nhị Vân Bằng sợ hãi và ngạc nhiên theo dõi cô, chẳng lẽ cô ta đúng là hồ ly saỏ Chẳng lẽ cô ta có cách cứu sống con bé đang thập tử nhất sinh này thật ử Ngâm Sương xem khám kỹ càng xong, cô ngẩng đầu lên, mặt vẫn trắng bệch cắt không ra tí máu, ánh mắt cô bức xúc và căng thẳng.

- Tôi xin đem hết sức mình - cô nói giọng run run nhưng... nhưng nếu kết quả mà tôi thất bại thì xin mọi người thông cảm cho tôi... tôi quả thật chưa dám chắc đâu!

- Chỉ cần em chịu nhận cứu - Lộng Ngọc vẫn không lay chuyển nói - may rủi thế nào cũng còn hơn là chết phải không?

- Mọi người có tin tôi không? - Ngâm Sương hỏị

- Tin chúng tôi tin vào em - Lộng Ngọc cuống quít trả lờị

- Vậy thì - Ngâm Sương quay đầu đi, hạ quyết tâm rồi nói - Tôi phải mời mọi người rời khỏi đây hết cả, tôi cần thời gian một đêm, mọi người giao đứa bé này cho tôi! Ngoài ra dặn các bà già ở nhà bếp suốt đêm phải đun nước sôi và gánh đến buồng này, càng nhiều càng tốt, lại cho tôi thêm một số thùng gỗ lớn. Còn Hương Kỳ, cô ở lại đây giúp tôi một taỵ Bây giờ hãy nhanh :Dng đi đun nước sôi đị

Ngâm Sương quay nhìn Vân Bằng và Lộng Ngọc nóị

- Gia gia và phu nhân xin mời đi đi, và hãy thắp nén hương để cầu thần phù hộ.

Vân Bằng và Lộng Ngọc đi khỏi để Hương Kỳ ở lại phụ giúp dặn đun nước sôị Lát sau, Hương Kỳ cũng lui ra, cô ta nói, Ngâm Sương sai, cô cởi hết quần áo Đông Nhi, đem đặt từng thùng nước sôi lớn xung quanh giường, đuổi cả Hương Kỳ ra ngoài rồi đóng chặt cửa phòng lạị Thế là bắt đầu một đêm bận rộn khẩn trương, rối loạn. Suốt đêm không ngừng đun nước, khi sôi thì gánh vào phòng, nước lạnh thì gánh ra rồi đun, rồi gánh vàọ. Không ai biết rằng Ngâm Sương giở những bài bản gì trong đó. Chỉ có a hoàn Hương Kỳ làm ra vẻ hiểu biết, nóị

- Người ta nói hồ ly tu luyện thành tiên, đều có một viên tiên đơn trong bụng nếu định cứu mệnh cho người thì chỉ việc nhả viên đơn đó ra cho người bệnh nuốt đi, tiên đơn rất hiệu nghiệm nuốt xong là khỏi bệnh ngaỵ Nhưng khi mất tiên đơn rồi thì hồ ly sẽ bị "đại tổn nguyên khí" có khi còn rút ngắn tuổi thọ hoặc không thể thành tiên được nữạ Vì một viên tiên đơn là phải luyện một ngàn năm mới được đấy!

- Đừng có nói nhảm nhí nữa! - Vân Bằng trách mắng Hương Kỳ nhưng chính chàng cũng hồ nghi trong bụng, không biết Ngâm Sương đang làm gì.

Hôm sau, vào lúc bình minh cửa phòng của Đông Nhi rốt cục cũng đã mở rạ Ngâm Sương xuất hiện ở cửạ Mọi người đều xô đến, Ngâm Sương đứng đó, sắc mặt xanh tái, hơi tàn lực kiệt, áo quần mình mẩy ướt đẫm, tuy tiết thời đang rét buốt nhưng trên trán cô mồ hôi nhỏ giọt, những món tóc ướt dính bết vào trán. Trông cô thật giống như Hương Kỳ đã nói, hình như đã bị "đại tổn nguyên khí" thật. Dựa vào khung cửa, có phần lảo đảo, trán gục trên cổ tay cô nói một cách mệt mỏị

- Tạ ơn trời, tôi nghĩ rằng Đông Nhi đã qua khỏi rồi!

Nói xong cô kiệt sức ngã đổ xuống, Vân Bằng đứng ngay bên cạnh bất giác đưa tay ra ôm đỡ lấy cô, nhìn khuôn mặt trắng nhợt của cộ Chàng cảm thấy giật mình mà không sao nói được nỗi đau trong lòng. Chàng bế cô lên, đưa cô về phòng và gọi a hoàn đến chăm sóc, liên hồi giục người hầm canh sâm cho cô uống. Chẳng biết rằng cô có nhả tiên đơn hay không nhưng trông tình trạng cô như vây rõ ràng là phải kịp thời bồi bổ cho cộ

Về tới phòng của Đông Nhi, trong phòng còn mờ mịt hơi nước khắp nơi chăng đầy khăn bông và chăn mỏng nhưng khăn trải giường và chăn bông của Đông Nhi đều đã được thay khô ráọ Đông Nhi đang nằm ngửa cơn sốt đã lui, nhịp thở đã điều hòa, sắc mặt điềm tĩnh, con bé đang chìm trong giấc ngủ say, tất cả các triệu chứng của bệnh đều đã biến mất tăm.

- Bây giờ chàng đã tin chưả - Lộng Ngọc vui mừng nói với Vân Bằng.

- Tin cái gì - Vân Bằng hỏị

- Ngâm Sương cô ấy chính là con Bạch hồ ly báo ân đấỵ

Vân Bằng lông mày chợt rung rung, chàng không nói gì, lặng lẽ ra khỏi phòng. Đến tối, khi Ngâm Sương đã hoàn toàn khỏe lại rồi, thần sắc cũng khôi phục như xưa, trước mặt Vân Bằng cô cười khúc khích và nóị

- Chúc mừng lão gia, vì lão gia đã tích đức nhiều lắm rồi nên Đông Nhi mới khỏi được bệnh nhanh như thế.

- Thật ử - Vân Bằng nhìn chăm chăm vào Ngâm Sương- cô nói thực đi xem nào, cô đã mất tiên đơn thật phải không?

Ngâm Sương bật cười:

- ôi trời, gia gia ơi, ngài cũng tin rằng tôi là con Bạch hồ ly ử sự thật thì do tôi sốt ruột quá mới đánh bạo thử chữa xem sao thôị Trước kia cha tôi có hiểu chút ít về y lý, tôi cũng đã từng trông thấy ông chữa cho một đứa trẻ như vậỵ Tôi nghĩ rằng chắc là Đông Nhi bị trúng hàn rất nặng, toàn thân sốt quá sao mà kéo dài như vậy nếu ra được mồ hôi mới có thể cắt sốt, mà hễ cắt sốt là khỏi bệnh. Vì vậy tôi mới làm theo cách của cha tôi, đun mười mấy thùng nước sôi sùng sục làm cho cái giường được dầm trong hơi nóng đã, rồi cởi bỏ hết áo quần của em bé, dùng chăn chiếu trùm xung quanh giường như cái lều để giữ hơi nóng. Đông Nhi nằm trong đó bị nóng đến nỗi toát mồ hôi ra, thế là cơn sốt phải lui thôị Như vậy đấy, cứ nói ngay ra thì có gì ghê gớm đâu, rất đơn giản mà thôị

- Thế thì làm sao mà lại phải bắt mọi người đều ra ngoài hết?

- Người đông quá chân tay vướng bận không làm được việc. Hơn nữa việc này vốn là loại không chính phương, để mọi người trông thấy, lại càng nói quỉ nói thần phiền.

Vân Bằng nhìn cô thân thiết, Ngâm Sương bất giác đỏ mặt quay đi, thẹn thùng ấp úng nói:

- Gia... gia... ngài... ngài nhìn gì cở

- Ngâm Sương - Vân Bằng ngập ngừng nói - Bất kể cô là người, hay là hồ cũng thế thôi, tôi định... Chàng dừng lời chút xíu, rồi nói tiếp, giọng trở nên khẽ như tiếng nói thầm - tôi đã thích cô quá mất rồị

Ngâm Sương chưa nghe rõ câu nói, cô nhướng lông mày nhìn chăm chú như dò hỏi Vân Bằng - Chàng gật đầu, khe khẽ nói thêm một câu:

- Vì thế... tôi phải nên kiếm cho cô một nơị..

VietDoll
06-14-2004, 04:54 AM
Cái tin huyện thái gia định kiếm nơi gả Bạch cô nương vừa truyền ra, các bà mối đã vội chạy ngay đến phủ tri huyện làm cho cả phủ náo nhiệt hẳn lên. Truyền thuyết về Bạch cô nương đã từ lâu được kẻ ăn người ở trong phủ Cát đồn thổi ra ngoàị Nghe nói, nào người đẹp như hoa như ngọc, nào múa dẻo hát hay, lại còn pháp lực vô biên... ai mà chẳng hiếu kỳ? Ai mà chẳng muốn kiếm của huyện thái gia một món của hồi môn hậu hĩnh? còn có những người hơi chút mê tín vào câu chuyện "tiên hồ ly" thì mong lấy về để khu tai trục họạ Thế là cứ đua nhau ùa tới như đàn vịt, có lúc làm cho phủ Cát chật cổng không vào lọt nữạ

Lộng Ngọc thì tíu tít tiếp cái bà mối, Vân Bằng thì ra sức thẩm tra xem xét bằng hết tư cách và gia thế những người đến cầu hôn, còn Ngâm Sương thì saỏ từ khi đề cập chuyện hôn nhân, cô liền thay đổi hẳn, không còn vui vẻ tươi hoạt bát như thường ngày nữa, có thể là do cô xấu hổ nên bắt đầu tự nhốt mình trong phòng riêng không có viêc gì lắm thì không ra ngoàị Hơn thế nữa cô tự nhiên gầy yếu hẳn đi, xanh xao hẳn đi và rất trầm lặng. Mọi người chỉ cho là sắp là cô đây nên tỏ vẻ ngượng ngùng, không chú ý gì lắm. Riêng Vân Bằng không nghĩ thế, chàng vẫn để tâm theo dõi Ngâm Sương; không nghe thấy tiếng cười nói ríu ran, không trông thấy nụ cười xinh đẹp của cô nữa, chàng thấy suốt ngày bâng khuâng như mất một cái gì. Hay là cô cảm thấy hoang mang sợ hãi đối với việc hôn nhân của mình? Như vậy cũng dễ hiểu thôi: hai con người vốn không hề quen biết gì nhau, tự nhiên phải kết đôi chồng vợ, ai dám nói là tính tình tương hợp? Ai dám nói là cùng sống tốt đẹp với nhau được? Vì vậy, đối với việc này Vân Bằng thấy mình càng thận trọng hơn.

Hôm đó, Lộng Ngọc đi đến thư phòng của Vân Bằng.

- Chàng có biết nhà họ Trương ở phía bắc thành không? -Lộng Ngọc hỏi - Cái nhà mà dân chúng thường gọi là Trương bách vạn ấỷ

- Có biết ông ta có đến mấy trại làm da thú, phất lên nhờ săn bắn, trong nhà nuôi hàng trăm thợ săn chứ gì? - Vân Bằng nói - Thế thì saỏ

- ông ta cũng đã đến giới thiệu con trai ông ta đấỵ Anh ta là con thứ ba, người khá thanh tú, đi học được mấy năm, chàng thấy thế nàỏ

- Gia đình anh ta ấy à? - Vân Bằng trầm ngâm, do dự - Kể ra thì cũng khá, chỉ tội không phải là môn đệ thư hương.

- Thế con trai nhà Lưu tú tài thì saỏ

- Anh ấy à? cũng được, là nhà có học đấy, tuy nhiên lại nghèọ

Lộng Ngọc bất giác mỉm cười và khe khẽ liếc nhìn Vân Bằng. Lát sau nàng nói:

- Chàng có nhất định gả chồng cho Ngâm Sương không đấỷ

- Sao thế, không phải là đã nói rõ việc tìm chồng cho cô ấy rồi saỏ còn có gì thay đổi nữa đâủ - Vân Bằng dựa vào lưng ghế, có vẻ bồn chồn, tay mân mê cái chặn giấy trên bàn - Con gái lớn thì gả chồng chứ saỏ

- Mỗi tội, hình như nhà chồng khó tìm quá thì phảỉ - Lộng Ngọc lại mỉm cười, hơi có ý giễu - Công tử thứ hai nhà họ Ngô, gia thế đã tốt, lại cũng là người có học, chàng chê người ta là đầu to mình nhỏ, không cân đối; Thiếu gia thứ ba nhà họ Lưu, mọi điều kiện đều hợp tốt, chàng lại chê người ta đầu nhỏ mình tọ Đến vị con nhà họ Cao, người đẹp đẽ, có tiền, có thế, thì chàng chê là đã có một đời vợ, không chịụ Con út nhà họ Viên từ trước đến nay chưa lấy vợ lần nào, chàng lại bảo tuổi còn ít quá chỉ đáng làm em của Ngâm Sương. Họ Trương thì không phải môn đệ thư hương, họ Lưu thì nghèo quá... ôi, ông huyện của em ơi, chàng rút cục định chọn người thế nào đâỷ Chỉ sợ cứ thế này mà chọn thì Ngâm Sương có chờ đến bạc đầu cũng chưa chọn xong đâu!

Vân Bằng nhíu nhíu đôi mày

- Chẳng lẽ Ngâm Sương đã trách móc ử Cô ấy sợ không kịp lấy chồng ử

- Trời ạ, Vân Bằng chàng đừng nghĩ oan cho cô ấy, nếu chàng thật sự quan tâm đến cô ấy thì chàng hãy xem xem, chàng có thấy hiện giờ cô ấy thần sắc kém xưa không?

- Sao rồi - Vân Bằng càng cảm thấy không yên tâm.

- Em cũng không biết cô ấy thế nào - Lộng Ngọc lại ngầm liếc nhìn Vân Bằng - Chỉ biết là từ sau Tết đến nay, cô ấy có vẻ buồn chán thế nào ấỵ Em nói với chàng nhé, chàng định kiếm chồng cho người ta thì cũng phải hỏi thăm ý tứ của bản thân họ thế nào chứ? người ta xét kỹ ra thì cũng không hẳn là người nhà mình đâu!

- Thế thì đó là việc của nàng, nàng nên đi hỏi thăm cô ta một tý. Có thể là trong lòng cô ấy cũng có ý định gì chăng? cô ta đồng ý người thế nàỏ

- Em cũng nghĩ như vậy - Lộng Ngọc mím môi cười kín đáo - cũng đã hỏi rồi, nhưng cô ấy không chịu hé môi nói một tiếng nàọ Em hết cách rồi - Sao chàng không thử tự đi hỏi xem saỏ dù sao chàng cũng là ân nhân cứu mạng của cô ấy, có thể cô ấy sẽ nói với chàng cũng nên?

- ân nhân cứu mạng cái gì, chẳng qua là ta giúp cô ấy mai táng cho cha, không thể coi như là cứu mạng được.

- Ơ, em có định nói việc đó đâu - Lộng Ngọc vén rèm cửa định đi khỏi, trước khi đi còn quay đầu lại nhìn Vân Bằng rồi cười - Tự chàng biết quá còn gì!

Lộng Ngọc đi rồi, còn lại mình Vân Bằng trong phòng ngồi ngây ra nhìn bức mành trúc, Bỗng chàng nghe thấy tiếng đàn hòa theo tiếng hát dìu dặt từ vườn hoa vọng tớị Chàng biết đó là Ngâm Sương đang ôm đàn mà hát. Chàng tự nhiên chống tay bên má, yên lặng lắng nghẹ Lúc đầu chàng không nghe rõ lời ca vì ở đó cách xa quá, sau định thần, cố sức nắm bắt dần dần chàng cũng nghe ra mấy câu rằng:

"Tỉnh giấc nồng

Tô lại son môi chê chán

Vội vàng vấn búi tóc tha hương

Nỗi buồn xuân lấy gì khuây khỏa

Bài ca mới này hãy gượm đừng đưa!"

Đó chẳng phải là bài ca mà chàng đã đọc trong Nguyên Khúc cái hôm mình và Ngâm Sương tình cờ gặp gỡ nhau ử Vân Bằng hơi chút bối rối trong lòng. Chàng rót chén trà, nhấp một ngụm rồi không chủ định gì, tự nhiên đứng dậy đi đến bên khung cửa sổ cái cử sổ sát vườn hoa - đưa tay vén rèm cửa lên, định nghe kỹ lại một chút. Nhưng tiếng đàn chỉ dạo một hồi tình tang nữa rồi im bặt. Vân Bằng nhè nhẹ thở dài, một cảm giác bâng khuâng hụt hẫng chầm chậm xâm chiếm lấy chàng.

Tối đến, Vân Bằng ngồi trong thư phòng đang xem sách, Hỉ Nhi thì đứng hầu một bên. Bỗng rèm cửa bị vén lên, Ngâm Sương xuất hiện trước cửa phòng từ lúc nào, nhìn Vân Bằng một cách thân tình và nói:

- Phu nhân bảo em đến bà nói gia gia có điều cần nói chuyện.

- ôi, cái nàng Lộng Ngọc này! những điều dính dáng đến hôn sự, đàn bà họ nói với nhau có phải dễ dàng hơn nhiều không, sao lại bắt ta phải nóị Nhưng thôi dù sao thì đã đến đây rồi, cũng phải hỏi cho rõ ý mới được. Chàng gật gật đầu, ra hiệu cho Hỉ Nhi lui ra nói với Ngâm Sương.

- Cô khép cửa lại rồi ngồi xuống đây ta nói chuyện một chút đị

Ngâm Sương ra đóng cửa rồi trở lại, ngoan ngoãn ngồi xuống một chiếc ghế thấp gần chân Vân Bằng cô như đã biết trước được nội dung câu chuyện sắp nói, vì vậy ngồi cúi đầu, mắt nhìn xuống không dám nhìn vào mắt Vân Bằng.

- Nghe nói gần đây cô không được khỏe lắm -Vân Bằng nói và xét nét nhìn Ngâm Sương, quả đúng là mặt mũi có hốc hác, thân hình có hao sút đi ít nhiều nhưng nom lại càng thanh thoát nhẹ nhàng dễ gợi tình thương hơn.

- Ồ, không sao đâu ạ, em vẫn khỏe, thưa gia gia - cô nói nhỏ nhẹ.

- Cô biết chúng tôi đang làm mối cho cô chứ - Vân Bằng nói ngay vào viêc và chăm chú quan sát Ngâm Sương.

Ngâm Sương khẽ giật mình, nhưng không hề hé môi nói, chỉ cúi đầu thấp hơn, sắc mặt càng xanh táị

- Cô đừng sợ, đừng xấu hổ, Ngâm Sương ạ - Vân Bằng nói một cách khó khăn - cô biết rằng trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng là việc tất nhiên của mọi người mà.

Ngâm Sương vẫn lặng lẽ không nói gì.

- Ta đã chọn cho cô được một số chàng toàn vương tôn công tử, nhưng còn chần chừ, chưa biết nhận ra thì ai là tốt nhất. Sự việc quan hệ đến chung thân của cô, vì thế nên không thể không hỏi ý kiến cô được.

Ngâm Sương vẫn lặng im.

- Ngâm Sương, cô có nghe thấy không?

Ngâm Sương bịgặng hỏi giật mình ngẩng lên, sợ sệt nhìn Vân Bằng, trong mắt cô có ánh nước, mặt lộ vẻ buồn bã bất lực.

- Thưa, có nghe ạ - cô nói khẽ.

- Thế cô muốn lấy người như thế nàỏ Bây giờ đang có họ Trương đến cầu hôn, đó là nhà Trương Bách Vạn ở Bắc thành đấy, cô biết không?

Ngâm Sương cắn môị

- Sao không nói gì thế - Vân Bằng nhíu mày hỏị

- Xin để gia gia quyết định - cuối cùng Ngâm Sương cũng thốt được một câu, giọng nghẹn ngàọ Từ khi tang cha đến nay, tôi đã bán mình vào cửa gia gia rồi, gia gia định sắp đặt thế nào thì cứ thế mà sắp đặt thôi, nô tài đâu dám nóị

Vân Bằng sửng sốt nhìn Ngâm Sương, cô tỏ vẻ rất ai oán, giọng nói buồn bã, mặt mày ủ dột. Sao thế, cô bất mãn ử cô không đồng ý lấy con nhà họ Trương ử cô cũng chê họ không phải là mộn đệ thử hương ử

- Thế thì có phải cô thích tú tài họ Lưu không?

- Tùy ý gia gia quyết định - Ngâm Sương vẫn nhắc lại câu nói đó, nhưng nước mắt đã trào lên lưng tròng và lã chã tuôn xuống má. Cô khe khẽ kéo tay áo lau nước mắt. Vân Bằng nhìn sang phía cô, vẫn là áo trắng xiêm trắng, thắt lưng trắng ngang lưng.. thanh nhã nhẹ nhàng, tươi tắn, chàng bất giác nhìn không chớp mắt. Ngâm Sương nhẹnhàng đứng dậy, cúi đầu thổn thức.

- Xin gia gia cho phép cáo lui!

- Đợi một chút, Ngâm Sương - Vân Bằng kêu lên một cách vô thức.

Ngâm Sương dừng chân lại, chắp tay đứng đó.

- Chiều nay, ta nghe thấy tiếng cô hát - Chàng nói, dừng một lát, lại tiếp - bao nhiêu ngày rồi không thấy cô hát nữạ

- Thưa gia gia! - Ngâm Sương nhìn Vân Bằng dò hỏị

Vân Bằng nhấc cây đàn đang treo trên tường xuống.

- Đồng ý hát một khúc cho ta nghe không? - Chàng hỏi trong lòng bỗng dâng lên một chút xót thương tiếc nuối - rồi đây, cô ấy đi lấy chồng, có muốn ghhe cô ấy hát một bài cũng không làm sao mà nghe được nữạ

- Ngay bây giờ ử - Ngâm Sương hỏị

- Phải rồi, ngay bây giờ.

Ngâm Sương ngoan ngoãn đón cây đàn, ngồi xuống ghế, đặt đàn ngay ngắn trên gối, thử gảy vài tiếng rồi ngước nhìn Vân Bằng:

- Gia gia muốn nghe bài nàỏ

- Cô hát bài nào cũng được.

Ngâm Sương nghiêng đầu nghĩ ngợi một lát ngẩng nhìn Vân Bằng ánh mắt có gì rất lạ Tay vài gảy đàn mà mắt cô vẫn nhìn dán vào chàng, long lanh sáng. Cô cất tiếng hát khe khẽ.

"Mặt ủ mày chau
Tâm sự này ai biết
Xưa ghét mà nay mới tỏ
Sầu mới đi rồi biết làm saỏ"

Vân Bằng trông theo ánh mắt cô, nghe mấy câu hát đó tự nhiên xúc động tâm can, không chủ định mà lại cứ nhìn như hút vào mặt cộ Má cô ửng đỏ, mắt cô như đang sáng, cô chuyển sang một điệu khác, hát tiếp.

"Biết chăng biết chăng?
Sao ta chẳng vén bức rèm châu, sao lười cầm kim chỉ
Biết chăng biết chăng?
Biết chăng biết chăng?
Ta ngàn mối ưu phiền, trăm mối sầu thương
Bao hận ghét mới ủ trong lòng đã dâng lên mắt
Biết chăng biết chăng
Nhìn cái hận sắc xuân tươi mãi, tấm lòng thơm thảo ta có phai đâu!
Biết chăng biết chăng?
Một bầu tâm sư thật khó giải bày, ai thương mình mỗi ngày tiêu hao gày sút
Biết chăng biết chăng?
Hận oán người lòng gan dạ sắt, ta suốt đời chẳng tưởng đâu xa
Biết chăng biết chăng?
Thân như cánh bèo khó gửi lòng đành theo nước triều đông
Thôi, thôi!
Một bức phong tình khó giải, may sao ta còn được một phiên đàn"

Sau một thôi nhịp phách nghe "sầm sập như trời đổ mưa" tiếng đàn ngừng bặt. Ngâm Sương thoắt đứng lên, đặt đàn vào ghế, quay mình đi tránh mặt Vân Bằng để giấu hai hàng nước mắt; không ngừng được cô lại phải đưa tay áo lau đi, vai cô rung lên cổ họng nghẹn tắc. Lát sau đưa tay vén rèm cửa giong run rẩy cô nói:

- Nô tài xin cáo lui ạ!

Vân Bằng tự nhiên thấy tim đập gấp gấp, hơi thở như ngạt đi, đầu óc choáng váng, chân vội vã sải lên phía trước, tay chàng cũng bất giác với ra nắm lấy vai Ngâm Sương mà không câu nệ ý tứ gì nữạ Chàng kêu một tiếng lạc giọng:

- Ngâm Sương!

Ngâm Sương quay phắt mình lại, mặt cô loang ngấm lệ, nước mắt vẫn đầy tròng, đôi mắt càng rực sáng và da diết, không còn chút nào sợ hãi nữa, cứ thế nhìn thẳng vào mắt chàng. một vầng hào quang lung linh bao quanh khuôn mặt sáng đẹp của cô làm cho cô trở nên cực kỳ diễm lệ cực kỳ đáng yêụ

- Gia gia! - Cô sôi nổi gọi thầm, thân mình bỗng khuỵu xuống bên chân chàng, mắt ngước lên, mở to, dõi vào chàng, tiếng cô trở nên rành rẽ - Từ khi đặt chân lên bậc cổng của phủ Cát, tôi đã không hề nghĩ đến việc ra đị Mà nay đã không dung chứa thân này nữa, cứ buộc ép gả cho người, thì thân này lấy chết làm hơn!

Vân Bằng xốn xan rạo rực buồn thương vui sướng xót xa, mừng rỡ.. tất cả cảm xúc trái ngược rộn lên trong lòng chàng khiến chàng như bị đánh ngã đến nơị Chàng cúi nhìn cô, bất giác đưa tay ôm lấy đầu cô, thì thầm nói:

- Nàng thật lòng muốn vậy ử nàng có biết nàng đẹp thanh khiết như một đóa hoa mai vừa hé nụ đấy không? Nàng có biết ta sợ đến thế nào khi nghĩ mình có thể làm hư hại đến nàng không? nàng có biết rằng để nói ra được việc hôn sự của nàng, ta đã phải dùng biết bao nhiêu nghị lực không? ôi! Ngâm Sương, nàng thật lòng đấy chứ, thật lòng đấy saỏ

Ngâm Sương vẫn ngước mắt lên, đôi mắt sáng như sao thẳng thắn nhìn chàng, tựa hồ trong cuồng nhiệt kêu: Xin đồng ý! đồng ý! đồng ý.

Thế là Vân Bằng được giải thoát khỏi những là vật vã, băn khoăn, đau khổ và sự tự dối lòng, chàng kéo nàng đứng dậy nhẹ nhàng ôm nàng và chiếc hoa tai nho nhỏ đeo bên tai nàng. Chàng khe khẽ thở dàị

- Ngâm Sương - Chàng gọi nhỏ, gật đầu nghĩ ngợi và cảm khái - Bạc phận thương nàng cam làm thiếp!

- Bạc phận ử - Ngâm Sương thấp giọng, tiếng nghe nhẹ mềm như gió thoảng - cái thời bạc mệnh của em đã qua rồị Từ nay là bắt đầu hạnh phúc tươi vuị Còn có gì vui sướng hơn là được sống cùng gia gia và phu nhân nữạ

Vân Bằng lặng lẽ lắng nghe, lòng chàng tràn ngập nỗi vui mừng xen lẫn ngạc nhiên đến nỗi không nói được gì nữạ

Ngoài cửa sổ, Lộng Ngọc suốt từ đầu âm thầm chứng kiến sự việc, đã nhẹ nhàng rời đi; mặt mũi hớn hở, nàng không đợi được lâu, vội vã đi thu xếp gửi trả ngay những lá thiếp xin đính hôn. Mặt khác Lộng Ngọc tưng bừng phấn khỏi gọi người thiết kế sắp đặt tân phòng. Hồ ly trắng một cô ả, "hồ ly báo ân" cô ta sẽ sinh cho Vân Bằng một mụn con trai, không phải thế sao.

VietDoll
06-14-2004, 04:55 AM
Quả đúng vậy, mùa hè năm sau, Ngâm Sương đã sinh được một đứa con traị

Còn gì vui hơn việc này nữa đâỷ Trong phủ tri huyện, ngày ngày đêm đêm không ngừng tiếng pháo, dân chúng tụ tập đông đảo ở cổng nha môn múa rồng múa lân. Lộng Ngọc cho bắc một rạp hát để diễn mấy vở tuồng tích hay nhất. Người trên kẻ dưới trong phủ Cát đều mặc bộ cánh đẹp nhất và đeo "hoa mừng" trước ngực, mọi người rộn rã nói cườị ông già Cát Thăng lại càng sung sướng khẳng định khắp nơi câu chuyện "hồ ly báo ân" Đây đúng là việc vui mừng lớn của trời, nhất là Vân Bằng này đã 30 mấy tuổi rồi mới có con trai đầu! Địa vị của Ngâm Sương càng quan trọng, Lộng Ngọc đã ra lệnh cho gia nhân không ai được gọi cô là " dì Hai" mà đều phải gọi là" Nhị phu nhân". Riêng Lộng Ngọc với Ngâm Sương thì Lộng Ngọc bắt bỏ hết lễ nghĩa thông thường phải xưng hô như chị em ruột. Còn Ngâm Sương thì saỏ không một mảy may vì được cưng chiều mà kiêu ngạo trái lại càng khiêm nhường, lễ độ, dịu dàng... Chả thế mà trong phủ ai cũng phải khen, phải quí, phải tôn trọng cộ

Thế nhưng, lần sinh nở đó đã làm tổn hại nặng nề đến sức khỏe của Ngâm Sương, trông cô rất xanh xao tiền tụỵ Hôm, con đầy tháng cô đã gượng xuống khỏi giường, gắng lấy khí thế để thù tiếp tân khách tiệc tùng suốt ngày được. Nhưng chưa đầy nửa tháng sau cô đã không gượng nổi, lại đổ xuống giường. Vân Bằng cực kỳ sốt ruột, mời bao nhiêu thày thuốc chẩn trị đều nói là khí huyết suy tổn, cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng chăm sóc chu đáọ Nhưng đã dùng bao nhiêu là sâm là yến để điều trị mà Ngâm Sương vẫn càng ngày càng tiều tụỵ

Vân Bằng tuy có niềm vui sinh con trai, nhưng cái đó đã trở nên quá nhỏ nhoi so với nỗi lo buồn về bệnh trạng của Ngâm Sương. Ngồi bênh cạnh giường bệnh, chàng nắm cổ tay gầy guộc của cô, lo lắng và khẩn khoản nói với cô:

- Ngâm Sương ạ, nàng nhất định phải khỏi bệnh nhanh nhanh lên nhé. Nếu không được trông thấy nàng nhanh nhẩu đi lại trong căn phòng này thì ta chẳng còn làm nổi việc gì nữa đâu!

Ngâm Sương mỉm cười, nhưng vì gương mặt cô đã võ vàng quá, nên nụ cười trên môi trở nên có phần buồn bã đáng thương.

- Gia gia xin chớ lo lắng quá về em, chàng hãy ra ngoài đi dạo một lúc cho thư tháị

- Đợi khi nào nàng khỏi bệnh, ta sẽ đưa nàng và chị nàng cùng đi chơi xạ

- Chỉ sợ... - Ngâm Sương khẽ thở dài, quay mặt vào trong tường - sợ rằng em không còn được may mắn đến thế đâu, gia gia ạ.

Vân Bằng vội nắm chặt tay nàng, mắt nhìn nàng chòng chọc. Trong lòng chàng từ lâu đã có một dự cảm bất thường, chỉ tội nếu Ngâm Sương chưa nói toạc ra thì chàng còn tự giấu lòng mình, không chịu thừa nhận dự cảm đó. Mà nay, thế nàỵ. chàng như bị đâm vào mình bỗng trở nên căng thẳng và hoảng sợ.

- Ngâm Sương - Chàng kêu to - Không được nghĩ như vậy! Nàng còn trẻ lắm, nàng phải cùng ta sống bao nhiêu năm tháng nữa, nàng quyết không được rời xa ta đó, Ngâm Sương! Mồ hôi lạnh rịn trên trán chàng, chàng cúi xuống gần nàng hơn - Ta không cho phép nàng nói thế, nàng có biết không? Ngâm Sương, nàng luôn luôn theo ý ta, sống vì tạ Vậy nàng phải khỏe mạnh lại cho tạ Bởi vì nếu không có nàng, cuộc sống của ta chẳng còn ý nghĩa gì hết cả!

- ôi, gia gia - Ngâm Sương khẽ gọi, mắt rưng rừng lệ, nàng khe khẽ nắm bàn tay chàng, vỗ về an ủi chàng - chàng đừng nói thế, thưa gia gia, chàng là một người đàn ông, còn em chẳng qua chỉ là một nhi nữ phòng khuê, không có em thì còn có người tốt đẹp hơn là khác. Với lại, chị cả em sẽ cùng sống với chàng...

Lời nói nghe như một lời quyết liệt, Vân Bằng lay động hết can tràng, rụng rời gân cốt chàng vội đưa tay bịt miệng Ngâm Sương nói như gào lên:

- Thôi đừng nói nữa! Ngâm Sương, nàng biết rõ địa vị của nàng trong lòng ta chứ! Nàng nhất định phải nghĩ cho rộng ra, phải gắng mà chữa bệng, ta không thể mất nàng! - Chàng giữ chặt lấy nàng - Ngâm Sương! đúng là ta không thể mất nàng!

Ngâm Sương đăm đắm mhìn chàng nước mắt tuôn dào dạt nhưng nàng lại mỉm cười, trên môi nàng là một nụ cười hạnh phúc và cực kỳ rạng rỡ.

- ôi, gia gia - Ngâm Sương nói - em nghĩ mình vốn chỉ là cô gái hát rong lưu ly khổ ải mà được hưởng bao nhiêu ân tình tha thiết chân thành như gia gia đã ban cho thì còn mong ước gì hơn nữả như thế này thì em có chết cũng chẳng tiếc gì.

- Không được nhắc đến chữ "chết" nữa, Ngâm Sương! - Vân Bằng nuốt nước mắt nói như ra lệnh rồi bỗng sôi nổi dụi đầu vào lòng nàng - Ngâm Sương ta nhớ năm xưa nàng đã cứu Đông Nhi thì nhất định nàng cũng có thể tự cứu được mình - Thế thì hãy cứu lấy mình đi! Ngâm Sương hãy vì ta mà tự cứu nàng đi!

Ngâm Sương cố kìm mình, nhìn Vân Bằng giọng trầm sâu hẳn:

- Chàng sợ thiếp chết đến vậy ử

- Ngâm Sương! - Chàng kéo tay nàng lại đặt lên ngực mình, chỗ trái tim. Nàng cảm thấy tim chàng đang đập như muốn vỡ rạ Nàng lại thở dài một hơi rồi khe khẽ nói như một lời hứa hẹn.

- Gia gia, hãy yên tâm em sẽ không chết đâu!

- Thật không? Ngâm Sương?

- Thật đấy!

Nàng lại mỉm cườị Chàng nhìn nàng và tự nhiên cảm thấy như lời hứa của nàng sẽ được thực hiện, nàng sẽ không chết! chàng như trút được gánh nặng nàng sẽ không chết mà.

Thế nhưng, cho đến cuối mùa hạ, đầu mùa thu, Ngâm Sương vẫn không chuyển bệnh, nàng càng ngày càng yếu đi, đến lúc không thể nào rời khỏi giường và cũng biếng ăn chán uống rồị Lộng Ngọc không còn kể gì đến danh phận thê thiếp nữa, suốt ngày chầu chực bên giường Ngâm Sương. "Hãy tự cứu lấy mình". Nhưng Ngâm Sương hiển nhiên đã không có cách nào tự cứu được mình, mỗi ngày nàng càng đi gần đến cái chết hơn, Vân Bằng cũng ngày càng xiêu hồn lạc phách.

Hôm đó, Lộng Ngọc cả ngày không ra khỏi phòng Ngâm Sương họ hình như đã nói chuyện với nhau rất nhiềụ Đến tối, Lộng Ngọc cố nín khóc đến tìm Vân Bằng:

- Ngâm Sương mời chàng đến, cô ấy có lời muốn nói!

Vân Bằng thấy căng thẳng, chàng giật mình nắm lấy Lộng Ngọc:

- Cô ấy hỏng rồi ử

- Không, bây giờ vẫn chưa có gì lắm. Vân Bằng chàng đi cho!

Vân Bằng đi vào buồng Ngâm Sương, cái lò nhỏ vẫn đang sắc thuốc ở góc phòng, trong phòng thơm thơm mùi thuốc. Trên bàn có một ngọn đèn nhỏ như hạt đậụ Ngâm Sương nằm trên giường, đắp tấm chăn vóc trắng; ánh đèn vào buổi hoàng hôn chiếu lên mặt cô càng làm hiện lên vẻ tiều tụy, võ vàng của cộ Nhưng đôi mắt to đen thì lại còn sáng và có thần hơn trước. Vân Bằng đi đến ngồi xuống mép giường, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay cô để ra ngoài chăn; bàn tay cổ tay, cách tay đều đã gầy khô đi rồị Đôi vòng bạch ngọc trĩu xuống nơi cổ tay bất lực. Vân Bằng nhìn quanh, căn phòng vắng ngắt không còn ai cả, thì ra Ngâm Sương đã cho tất cả các a hoàn lui rạ

- Ngâm Sương -Vân Bằng đau đớn gọi cộ

- Gia gia - Ngâm Sương vẫn giữ nụ cười buồn tê tái lòng người - Em mời gia gia đến vì phải nói với gia gia một việc nàỵ Hạn của em hết rồi, em phải ra đi thôị

- Ngâm Sương - Vân Bằng hoảng hốt kêu lên, nói như trẻ em - Nàng đã hứa là không chết nữa rồi mà?

- Gia gia - Ngâm Sương vỗ vỗ lên tay chàng an ủi - Em có chết đâu, em đã nói là em sẽ chết đâu nàỏ em chỉ đinh nói với chàng một điều bí mật!

- Một điều bí mật? bí mật gì vậỷ - Vân Bằng băn khoăn hỏi lạị

Đôi mắt đen sáng rực của Ngâm Sương nhìn thẳng mắt chàng, cuối cùng cô mới nhẹ giọng nói:

- Chắc là gia gia cũng đã biết cái câu chuyện người ta vẫn bàn tán với nhau từ lâu rồi chứ? Cái chuyện em là hồ ly báo ân ấỵ ôi, thưa gia gia, chàng có nghĩ em là hồ ly không?

Vân Bằng nhìn sâu vào mắt nàng.

- Đương nhiên là không Ngâm Sương ạ, nàng biết ta từ trước đến giờ chẳng bao giờ ta tin vào những chuyện ma quỉ hồ gì cả.

- Nhưng mà, chàng sai rồi đấy, thưa gia gia - Ngâm Sương lại thở một hơi dài, nhìn Vân Bằng một cách chân thành thẳng thắn. Đó chính là điều mà em muốn nói cùng chàng đó, em chính là hồ ly trắng trong núi đã được chàng cứu mạng ngày xưa đó. Để báo đáp ơn chàng mới hóa thân thành người, tìm cách vào nhà chàng. Em từng đã thề rằng phải giúp chàng sinh con trai, nay coi như ân tình đã báo xong, chàng đã có con trai rồi!

- Ngâm Sương? - Vân Bằng không thể tin được, mắt nhìn nàng, lại đưa tay chạm vào trán nàng, nàng không bị sốt thần trí đang có vẻ tỉnh táo - Nàng có biết nàng đang nói gì không đấỷ

- Em biết chứ - Ngâm Sương nói - Em đang rất tỉnh táo em nói thật đấỵ Gia gia thử nghĩ xem, tất cả những gì đã trải qua từ lúc em bước chân vào nhà ta, không phải là quá trùng hợp ử em nói với chàng nhé, em đúng là con hồ ly trắng đấy!

- Ta không cần biết nàng là hồ hay là người - Vân Bằng bực dọc nói - Ta chỉ cần nàng sống tốt với ta cho tốt là được.

- Nhưng mà, thưa gia gia, kỳ hạn của em hết rồi, em nhất định phải rời chàng đi thôi - Ngâm Sương nói một cách ôn tồn mà da diết -Xin chàng hãy vì tấm lòng ân nghĩa đã cùng nhau mấy năm qua mà giúp em một việc này, em sẽ cảm kích nhiều lắm lắm.

- Ngâm Sương? Vân Bằng nhìn cô không chớp mắt; cái trán phẳng phiu sáng sủa kia, đôi lông mày thanh gọn kia, đôi mắt trong rực sáng kia, cái mũi ngay ngắn, cái miệng xinh xinh, làn da mịn màng, chân tay thoăn thoắt.. tất cả thế kiả Thế mà lại là một con hồ ly ử thật là hoang đường! không phải hoang đường sao được? nhưng mà, nàng là hồ ly thật saỏ nàng nói đi, Ngâm Sương.

- Xin gia gia đợi hai ngày nữa, rồi cho khiêng em ra cánh rừng ở phía Tây thành. Sau đó mọi người hãy đi khỏi hết, đừng nhìn đến em nữa, mà cũng đừng rình lén gì nữa, để em hóa lại thành hồ, trở về rừng núi như xưạ Nếu không theo lời này thì em sẽ chết mất đấy!

- Ngâm Sương! - Vân Bằng sợ hãi gào lên, lắc đầu quầy quậy - Không! không! không! nàng mê rồi, không thể thế được, ở ngoài rừng như thế thì nàng chết rét mất!

- Gia gia, em là hồ ly cơ mà! - Ngâm Sương nói đôi mắt sáng long lanh nhìn chàng tha thiết, Vân Bằng bất giác nhớ đến mắt hồ ly trắng ngày xưạ Đúng thật, đúng là đôi mắt của hồ ly! chàng hơi hoang mang, tự nhiên mà vã mồ hôi trán - Ngâm Sương níu chặt lấy chàng - Gia gia biết không? em vốn thuộc về rừng núi và đồng cỏ, từ khi đến nhà chàng, tuy sống rất hạnh phúc, nhưng thật tình cũng không thể được tự do tự tại như trước. Em đà không phải là người, thì thật khó mà sống mãi theo cuộc sống của con ngườị Nếu gia gia cứ cố chấp giữ em ở lại thì em không thể tránh được cái chết. Gia gia, chàng có muốn cho em chết không?

- ôi, Ngâm Sương, thế thì ta phải làm thế nàỏ Ngâm Sương? - Vân Bằng khổ sở kêu to - Nàng đã nhất quyết phải đi thì sao trước kia lại đến?

Ngâm Sương tựa như cũng buồn thảm quá, hai hàng nước mắt nối nhau rơi như hai chuỗi ngọc, nắm chặt tay Vân Bằng, nói giọng xót xa:

- Gia gia, như chàng mà thương xót thiếp thì hãy chăm lo chu đáo cho con ta đi, để thiếp ở trong rừng núi được vui vẻ tấm lòng thì chắc chàng cũng mới thật yên tâm. Chàng chớ quá lo lắng nhớ nhung nhỡ ra còn có duyên phận thì một mai lại được gặp chàng. Thôi xin giã biệt. Xin hãy làm theo lời thiếp, chứ để thiếp chết thì không kịp mất. Bây giờ chàng có đồng ý ra ngoài cho chị em vào không? em còn có lời muốn nói cùng chị nữạ

Vân Bằng tan nát cõi lòng, ruột gan ứa máụ Cố cầm nước mắt mà ra khỏi phòng Ngâm Sương. Đau đớn đã đành, còn cả hoang mang bối rối, quả không biết quỉ ở đâu, thần ở đâu mà lần nữạ Lộng Ngọc cũng ngậm nước mắt vào với Ngâm Sương, rồi cả đêm ở luôn trong phòng đó không về phòng riêng của mình nữạ

Hôm sau, Vân Bằng phải theo hầu tri phủ đi tuần tra thị sát, sớm chàng không ở nhà được, cũng không kịp lại thăm Ngâm Sương lần nữạ Khi hoàng hôn chàng mới về đến phủ, không cả kịp cởi quan phục đã xông ngay đến phòng Ngâm Sương, vừa bước chân vào cửa chàng đã bị quá ngạc nhiên, chỉ có trên giường của Ngâm Sương là không còn một thứ gì ở đó, cả nàng nữạ

- Vân Bằng! - Lộng Ngọc đuổi theo chàng, bước vào nói bằng giọng rưng rưng - Ngâm Sương đã rời đi rồị

- Rời đi rồỉ đi đâu chứ? - Vân Bằng giậm chân hỏị

- Chúng em làm theo ý của cô ấy, đưa cô ấy đến cánh rừng phía Tây thành rồi - Lộng Ngọc nói - cô ấy buộc mọi người phải làm như vậy, cô ấy bảo, đợi chàng trở về thì chàng sẽ nhất định không để cho cô ấy đi!

- Hồ đồ thật! - Vân Bằng lại giậm chân, kêu to - Sao nàng lại nghe cô ấỷ Cô ấy bệnh nặng nên thần trí mê man đi, nói năng lẫn lộn, tin làm sao được? Ai khiêng cô ấy đỉ để ở đâủ Có để người lại trông nom không?

- Cát Thăng đã dẫn mọi người khiêng đi, rồi theo lời cô ấy, đặt xuống bãi cỏ và đi khỏi hết, không dám để người ở lại trông.

- Trời ơi là trời! Vân Bằng cảm thấy đầu óc quay cuồng, chàng lấy tay vỗ trán, liên hồi rồi réo gọi Cát Thăng mau chuẩn bị ngựạ Chàng phải đi đến tận nơi để xem tình hình cô ấy thế nàọ

- Gia gia, hãy để cho cô ấy được đi một cách bình tĩnh! - Lộng Ngọc khuyên - Trời sắp tối rồi, đường lại khó đi, sau chàng phải khổ thế chứ?

- Ta phải đem cô ấy trở về - Vân Bằng thét - Nàng biết là trong núi có chó sói, có hổ chứ? Cho là cô ấy có chết thì cũng không thể để xương thịt không toàn được.

VietDoll
06-14-2004, 04:55 AM
Bỏ mặc lời khuyên của Lộng Ngọc chàng cứ đem người nhà bươn bả băng tới cánh rừng phía Tâỵ Ra khỏi thành, đường núi bắt đầu khấp khểnh kỳ khu, gió thu vi vút, bốn bề hoang vắng thê lương. Nghĩ đến cảnh Ngâm Sương bị vứt bỏ một mình thui thủi nơi núi vắng, chàng thấy tim mình đau như dao cứa, bất giác ra roi cho ngựa tế lên, cứ thế xông thẳng vào hướng rừng.

Cuối cùng cũng đã đến cánh rừng đó, Cát Thăng dừng ngựa, nói:

- Chính là ở đây rồi!

Vân Bằng đưa mắt nhìn xung quanh vừa thấy trên bãi cỏ trong rừng có một đám gì trăng trắng. Chàng kêu lên một tiếng, lăn mình khỏi yên ngựa, chạy xông đến vồ ngay lấy tất cả mớ trắng đó, thì ra đó là quần áo và giày của Ngâm Sương, còn ngoài ra không còn gì khác.

- Ngâm Sương! - Chàng gào thảm thiết, giở áo xống ra xem, tất cả còn nguyên vẹn, chỉ không còn người ấy, chẳng biết về chốn nào rồị Chàng lảo đảo đứng lên bâng khuâng nhìn khắp bốn bề, rừng rậm rạp bóng cây chập trùng sắc chiều ảm đạm, sương mù lảng đảng, gió rung cành cây khô rơi lắc cắc. Rừng rú mêng mông trải ra ngút mắt. Ngâm Sương ở nơi đâủ Chàng ôm chặt xống áo của Ngâm Sương, đứng đờ đẫn, gió núi cuộc lên, lá rơi lắc lẻọ Cát Thăng bước đến, gượng nén buồn, quì xuống nói:

- Thưa gia gia, Bạch cô nương đã trở về quê hương cô ấy rồi, xin gia gia hãy bớt buồn để cô ấy thuận biến ạ.

Thế ử thật thế ử Nàng quả thực đã biến thành bạch hồ và trở về nơi sơn dã rồi ử Vân Bằng ngửa mặt hỏi trời thì trời chẳng nói; cúi đầu hỏi đất, đất không thưạ Vân Bằng ruột thắt lòng đau, không ngăn được hai hàng nước mắt. Chàng vuốt ve những xống áo trong tay, mùi áo quần thơm như cũ, còn bóng thơm đã biệt tăm. Chàng không nỡ dời đi, đứng chôn chân lâu lắm, bọn gia nhân cũng cúi đầu trầm mặc. Gió núi thổi mạnh hơn, có tiếng con cú rúc, trời dần tối hẳn, bóng núi xen bóng cây sừng sững, mấy ngôi sao lạnh lấp lánh phía chân trờị Lão bộc Cát Thăng lại quì bẩm lần nữa:

- Thưa gia gia, trời khuya rồi, xin người về cho! Bạch cô nương mà biết gia gia thương tâm thế này thì cũng không an tâm được đâụ

Ruột gia trăm mối tơ vò, biết làm sao được đâỷ Vân Bằng chỉ còn biết thở dài, gọi lên khẩn cầu:

- Ngâm Sương, Ngâm Sương nếu quả thật nàng là Bạch hồ thì nơi rừng núi mênh mông, xin nàng hãy thận trọng giữ mình. một là hãy tránh xa lưới bẫy của thợ săn, một là hãy tránh xa nanh vuốt mãnh thú. Nàng có linh thiêng nếu tránh được tai họa thì xin niệm mối ân tình với ta mà một mai trở lại!

Khẩn niệm xong, chàng nhìn lại khu rừng sâu thẳm kia lần nữa, đau đớn giậm chân vật vã hồi lâu, mang nặng tấm tình thương xót vô biên và nỗi bất lực đắng cay, chàng nói:

- Thôi ta đi nhé!

Đã ngồi lên yên ngựa, chàng còn ngoái đầu nhìn lại cho đến khi bóng núi mờ lên trong mù, tất cả mọi vật đều không còn nhận ra được nữạ Chàng nhớ lại câu từ của tiền nhân hợp cảnh tình của chàng lúc này: "Ai ngờ nơi ngàn năm đứt ruột là đây, đêm trăng sáng, trên đồi thông lúp xúp".

Từ đó, trong phủ Cát vắng bóng Ngâm Sương. Vân Bằng hồn mộng còn vương vấn, chẳng thể nào quên được nàng. Sớm sớm chiều chiều, tấm tình thương nhớ không hề nguôi ngoaị Bước vào căn phòng trước kia Ngâm Sương ở, chàng thầm thì kêu gọi, nhìn thấy áo xống cũ của nàng, chàng cũng thầm thì gọi kêụ Cầm cây đàn nàng đã gảy, bế thằng bé con nàng đẻ ra... nhất nhật đụng tới cái gì có hơi hướng của nàng là chàng không thể không thầm gọi Ngâm Sương. Thằng bé mà nàng để lại cho chàng, đúng là một báu vật, nó cực kỳ xinh đẹp, mặt mũi giống đúc Ngâm Sương, chàng thường bế con và thì thầm nói:

- Mẹ của con đâu nàỏ nói đi, mẹ con đâủ

Nỗi nhớ nhung quá đáng, nỗi tương tư khắc cốt ghi xương ấy nó làm cho chàng lúc nào cũng buồn rười rượi và hình dung tiều tụy đi trông thấỵ Lộng Ngọc thấy chàng như vậy thì lòng lo lắng khôn nguôi chỉ biết nói với Vân Bằng.

- Vân Bằng ơi, chàng tưởng nhớ Ngâm Sương đến thế không sợ thiếp ghen ử

Vân Bằng nhìn nàng âu yếm và ôn tồn nói:

- Lộng Ngọc, nàng chẳng ghen với Ngâm Sương đâu, vì nàng cũng yêu mến Ngâm Sương chẳng kém gì tạ

Câu nói làm cho Lộng Ngọc chua xót trong lòng, nàng nhìn Vân Bằng, thở dài:

- Mong cho Ngâm Sương hiểu được cho chàng nỗi khổ nhớ thương để trở về nối lại nhân duyên. Nhưng mà, thưa gia gia, chàng cũng phải vì thiếp và các con một chút, mong chàng bảo trọng thân mình. Thiếp thấy rằng từ mai trở đi chàng hãy thử đi ra ngoài nhiều nhiều một chút cho khuây khỏa, được không?

Để Lộng Ngọc bớt phần lo lắng, chàng đành phải nghe nàng. Nhưng dù có đi du sơn ngoạn thủy đâu đâu, dù ngắm bao nhiêu cảnh non xanh nước biếc đẹp đẽ thế nào chàng cũng không thể nào nguôi nỗi nhớ nhưng buồn khổ. Thời gian cứ thế trôi qua một năm trờị

Đứa con đã u ơ học nói và cũng đã lẫm chẫm biết đị Vân Bằng nhìn con lại nhớ Ngâm Sương, tình sâu nghĩa nặng không hề nguôi giảm. Lộng Ngọc thì bắt đầu cười khúc khích, gợi ý với Vân Bằng:

- Vân Bằng chàng ơi, người đẹp dưới trời này không thiếu, sao cứ ngày ngày nhớ Ngâm Sương mãi thế? Hay là cưới một nàng về đỉ

- Nàng chớ nhọc lòng về chuyện không đâu nữa! - Vân Bằng chau mày ra dáng giận dữ.

Lộng Ngọc lặng im, nàng biết tâm trạng Vân Bằng như con thuyền đã ra biển lớn thì chê mặt hồ là nhỏ; như đã từng ngắm mây ở núi Vu Sơn thì chê nơi khác chẳng ra mây... Nàng chẳng nói ra miệng mà chỉ lẳng lặng sắp đặt việc gì đó. Vân Bằng phát hiện ra là nàng đang cho sửa sang bày biện lại mấy gian nhà mà Ngâm Sương từng ở; chàng hoài nghi, hỏi nàng:

- Nàng đang giở cái trò gì thế?

- Dọn dẹp mấy phòng này cho tử tế để lại đón cho chàng một người - Lộng Ngọc cười ranh mãnh.

- Nàng đừng động đến phòng của Ngâm Sương mà cũng đừng phí công vô ích, kể cả nàng cứ tự ý đưa người đến, ta cũng chẳng màng! - Vân Bằng nói giọng không bằng lòng.

- Mời cho chàng một người còn đẹp hơn cả Ngâm Sương nữa, được không? - Lộng Ngọc vẻ năn nỉ nhìn Vân Bằng - Chàng chẳng phải nghĩ gì đâu, để thiếp tìm rồi mời chàng xem xem, nếu không được thì thôi mà! cả năm nay chàng lúc nào cũng mặt ủ mày chau hỏi thiếp phải làm sao mới được?

Vân Bằng não nuột thở dài, vuốt ve đôi vai mảnh khảnh và đám tóc bên tai Lộng Ngọc, trong lòng dâng lên một tình cảm đồng tình và trìu mến chàng lại thở dài và nói:

- Lộng Ngọc ơi Lộng Ngọc, nàng thật là một người vợ tốt của tạ Nàng đừng tìm người cho ta nữa, từ mai trở đi ta nhất định phải phấn chấn lên mới được, phải không?

- Như vậy mới đúng - Lộng Ngọc miệng cười mà nước mắt nhòe mị

Vân Bằng bắt đầu làm mặt vui vẻ, cũng bắt đầu tham gia thù tiếp tiệc tùng, đi xem ca xem múạ Nhưng trong đáy lòng, chàng vẫn nhớ thương người cũ khôn nguôị Sợ Lộng Ngọc lo buồn chàng không dám lộ ra ngoài mặt. Còn Lộng Ngọc thì saỏ Nàng đã sửa sang xong phòng cũ của Ngâm Sương sang đẹp như mới rồị Vân Bằng biết rằng nàng vẫn nuôi ý định tìm cho chàng một người, chàng cảm động trước lòng tốt của nàng mà chẳng biết làm sao cho phảị

Thế rồi một hôm, Vân Bằng từ bên ngoài trở về, vừa bước chân vào cổng, chàng đã cảm thấy trong phủ như có không khí gì rất đặc biệt. Lão gia nhân Cát Thăng thì cười một cách bí hiểm, Hỉ Nhi thì úp úp mở mở bọn a hoàn thì nấp nấp nom nom. Chàng nghi nghi hoặc bước vào nhà, Lộng Ngọc vội chạy ra đón, mặt mũi tươi rói:

- Vân Bằng thế là đã mời được người cho chàng rồi đó!

Thì ra là như vậy, Vân Bằng có ý không vui, cau có hỏi:

- Đang ở đâủ

- Thiếp để cô ta ở trong phòng Ngâm Sương!

Vân Bằng rất không vui nhưng không tiện hỏị Nhìn thấy Lộng Ngọc hí ha hí hửng, chàng càng không nỡ làm nàng cụt hứng, chỉ đành cùng nàng đi đến chỗ đó. Vừa đến cổng, Lộng Ngọc lại chặn chân chàng.

- Xin chàng đừng vào vội cô bé này cũng biết hát đấy, chàng hãy lắng nghe cô ấy hát một khúc xem so với Ngâm Sương thì thế nàọ

Vân Bằng hơi sửng sốt, mà cũng hơi khó chịu Nhưng trong buồng đã vang lên tiếng đàn tính tang nghe quen lắm! tiếp đó, một giọng ca mượt mà đầy đặn, dìu dặt vang lên:

"Tỉnh giấc nồng
Tô lại son môi chê chán
Vội vàng vấn búi tóc tha hương
Nỗi buồn xuân lấy gì khuây khỏa
Bài ca mới này hãy gượm đừng đưa!"

Vân Bằng giật thót tim, sao lại thế nhỉ chàng không thể nào dừng lại được nữa, sải một bước dài tới trước, hất tung mành cửa, xông thẳng vào phòng. Chàng sững sờ trong khoảng khắc. Trên một chiếc ghế, một người con gái áo xống khăn tua trắng toát đang ngồi ôm đàn, cười tươi tắn mà đối mặt với chàng. Chẳng phải Ngâm Sương còn ai vào đây nữa!

- Ngâm Sương! - Chàng gào lạc giọng không tin vào mắt mình nữạ

Ngâm Sương quăng cây đàn trong tay, quì xuống trước mặt Vân Bằng nước mắt tràn mi, nàng thì thầm gọi:

- Gia gia, em về đây rồị Em sẽ không đi nữa đâu!

Vân Bằng bâng khuâng như trong mộng, nhẹ tay chạm vào tóc, vào má nàng, trông nàng tươi tốt như xưa, mà lại đẹp hơn lúc chưa ngã bệnh nhiềụ Chàng ngơ ngác, băn khoăn như thầm hỏi:

- Đúng là nàng đấy ử Ngâm Sương đúng thật là nàng ử, nàng từ trong rừng núi kia trở về đấy ử nàng sẽ không biến thành hồ mà bỏ đi mất tích nữa chứ?

Lộng Ngọc từ ngoài chạy vào, miệng mỉm cườị Nàng quì xuống trước mặt Vân Bằng nói:

- Vân Bằng xin chàng tha lỗi cho chúng em.

- Thế nàỏ thế này là thế nàỏ - Vân Bằng càng hoang mang ngơ ngác.

- Chúng em đã lừa chàng, thưa gia gia - Ngâm Sương dở cười dở khóc nói - Em không phải là hồ đâu, từ trước đến nay chưa bao giờ là hồ cả.

- Thế thì... - Đầu óc Vân Bằng rối tung lên.

- Như thế này, thưa gia gia - Ngâm Sương nói tiếp - Lúc trước em đã ốm nặng, tự nghĩ mình không qua khỏi, như năm xưa Lý phu nhân, sủng phi của Hán Vũ đế đó, khi bệnh nặng không chịu cho Hoàng đế nhìn mặt, sợ hình dung tiều tụy làm Hoàng đế không vuị Lúc đó em cũng nghĩ như vậỵ Biết rằng gia gia thương xót mình sâu sắc lắm, em càng e sợ không muốn để gia gia khỏi quá thương tâm. Vậy nên em đem việc bàn bạc với chị, cùng nghĩ ra cách ấỵ Vì mọi người đều đồn em là bạch hồ, nên cũng giả nhận là hồ đòi về nơi sơn dã. Thật ra là chị đã cho đưa em đến một nơi ở khác, mua a hoàn và bà già để trông nom săn sóc, lại mời thầy thuốc về chữa chạy thuốc thang. Như vậy, nếu em chết chị sẽ lặng lẽ chôn em, chàng sẽ không bao giờ biết việc bí mật đó. Nếu mà em khỏe lên được thì lại sẽ trở về bên chàng, sẽ nói lại cho chàng tất cả sự thật. May nhờ trời thương đến, qua một năm chữa chạy, em đã khỏe thật rồi!

- Nhưng.. Nhưng mà - Vân Bằng vẫn ngẩn ngơ chưa tỉnh hẳn - Ta đã từng mắt thấy áo xống của nàng trút lại nơi cửa rừng kia mà?

- Đó cũng là do chúng em đoán trước nên đã bảo Cát Thăng làm như vậy - Lộng Ngọc cười vui vẻ nói - Thiếp biết thế nào chàng cũng nhất định phải đòn đến tận nơi xem mà!

- Thế ra Cát Thăng cũng đồng mưu!

- Bọn đồng mưu đông lắm, đến một nửa a hoàn trong nhà đều biết việc đó cơ - Lộng Ngọc cười càng tươi hơn - chỉ lừa mỗi chàng thôị Khi chàng đang sớm nhớ chiều ong ở trong phủ thì thiếp và Ngâm Sương ở một nơi chỉ cách chàng có một giờ đồng hồ thôi! Cái ông già Cát Thăng kia tuy rằng cũng tham dự vào việc, nhưng đến nay ông ấy vẫn còn nghi ngờ, cho rằng Ngâm Sương chính thị là Bạch hồ đấy!

- Em thấy rằng, có đến suốt đời thì người ta vẫn nghi em là Bạch hồ đấy, như Hương Kỳ kia vẫn còn cúng bài vị trường sinh cho em cơ mà! - Ngâm Sương cũng cười mà nói vậỵ

Vân Bằng nhìn Ngâm Sương nhìn Lộng Ngọc rồi lại nhìn Ngâm Sương. Bỗng nhiên chàng như bừng tỉnh hẳn và lúc đó chàng mới tin trước mắt mình là sự thật mới cảm thấy đó là niềm vui quá lớn, chàng cúi xuống nhấc bông cả hai vị phu nhân lên, nói lớn:

- Trong trời đất này, còn có ai hạnh phúc hơn ta không? có việc gì thần kỳ như ta đã gặp không? có hay không?

Trong trời đất này, đã bao nhiêu câu truyện ly kỳ, quanh co khuất khúc, đẹp đẽ, bi thương đã xảy ra, nhiều không đếm xuể, nói không đủ lờị Nhưng có chuyện nào thần kỳ hơn chuyện này không?


HẾT