PDA

View Full Version : Lựa Chọn, Chế Biến, Bảo Quản Thức Ăn


TT_LưuLyTím_TT
04-25-2004, 06:43 PM
Lựa Chọn, Chế Biến, Bảo Quản Thức Ăn

Cách chọn lựa:
Tôm:
- Tôm tép còn tươi, vỏ chiếu sáng, cứng dai và trơn láng, màu xanh chớ không ngã sang đỏ. Tôm ương màu sắc hết bóng bẩy, vỏ rít, có mùi hôi đặc biệt, đầu rời ra và que càng dể rụng.
Cua, ghẹ:
- Phải chọn con thật chắc mới có thịt nhiều. Muốn chọn cua chắc, lật ngửa con cua ra, dùng ngón tay ấn mạnh lên yếm cua, nếu yếm cứng không bị lún xuống là cua chắc hoặc nhìn vào que, càng cua thấy mọng nước là cua khong ngon
Sò:
- Lựa con còn sống (sò há miệng và khi sờ vào thì miệng sò khép chặt lại).
Ốc:
- Nên lựa ốc còn sống (dùng tay đụng nhẹ vào cái mài ốc thì ốc sẽ khép kín mài lại).
- Ốc mập thì mài ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, trái lại, nếu ốc chết hay ốm thì mài thụt sâu vào trong vỏ ốc (sẽ có mùi hôi).
Trứng:
- Màu vỏ trứng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của trứng.
- Cách trọn trứng tươi:
- Ngâm trong nước: Trứng tươi nặng hơn trứng để lâu ngày. Nếu bỏ trứng vào thau nước thì trứng tươi sẽ chìm xuống và trứng nằm ngang còn trứng đã để lâu thì nổi lên mặt nước.
- Xem phòng khí: Trứng còn tươi, thì khi sôi lên đèn hay qua ánh sáng mặt trời sẽ thấy phòng khí nhỏ, còn phòng khí lớn thì trứng đã cũ.
- Lúc đập trứng: Lúc đập ra, lòng trắng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài bìa hơi lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn lên đó là trứng mới).
- Khi luộc rồi: Lòng đỏ nằm chính giữa, không sát vào bên nào thì trứng mới tốt. Ngoài ra, khi mua trứng, nên chọn những trứng sạch, màu sáng bóng.
Chế Biến:
1. Muốn tôm quết nhuyễn được dai:
- Phải lau khô con tôm trước khi quết, khi tôm được nhuyễn thì nêm gia vị và một lòng trắng trứng hoặc một chút hàn the tán nhuyễn vào trộn đều và quết thêm một lúc cho trứng và tôm được trộn lẫn vào nhau.
2. Muốn thịt được mềm:
- Lạng bỏ những gân, dùng sống dao hoặc chày đập vào miếng thịt, sau đó ướp thịt với dầu hoặc mỡ hay rượu tuỳ theo cách nấu của món ăn.
3. Cách giữ khoai được trắng:
- Khi luộc khoai tây, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt.
4. Cách giữ mùi rượu trong khi nấu:
- Trong khi nấu nướng, không nên đổ tất cả rượu vào nấu chung với thịt, mà chỉ nên nấu 1/2 số lượng rượu còn lại, chờ lúc gần múc ra ăn mới đổ vào, như vậy rượu mới giữ được mùi thơm của nó.
5. Giữ mùi bơ trong thức ăn, nhưng ít tốn bơ:
- Chiên, xào thức ăn với dầu hoặc mỡ, khi thức ăn chín, lúc múc ra điã mới chế bơ vào.
6. Cách làm gà vịt hết mùi hôi của lông:
- Khi đã nhổ sạch lông, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con thịt, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
7. Cách tẩy bớt muì hôi của thịt bò:
- Nướng một củ gừng cho chín, cạo bỏ lớp vỏ cháy giã nhuyễn xát lên thịt
8. Chiên cá không bị dính:
- Lau khô mình cá. Chảo thật nóng cho dầu vào, dầu sôi lên mới để cá có tẩm sơ qua một lớp bột mì vào chiên. Chỉ trở cá khi nào lớp da cá được vàng.
9. Nướng cá không bị tróc da và ngon:
- Thoa một lớp dầu ngoài da cá, để cá không bị díng vào vỉ. Khi nướng nhiệt độ lúc đầu phải thật cao để chất đản bạch tinh ngoài mật được đông đặc lại ngay, như vậy sức nóng có làm cho chất mỡ trong cá tan ra, nhưng không thoát ra ngoài được. Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẵn thơm ngon vì không mất đi các dưỡng chất.
Bảo Quản Thức ăn:
1. Cách để dành bánh mì lâu bị cứng (1-2 ngày)
- Muốn để dành bánh mì được lâu ngày mà vẫn mềm, nên dùng giấy dầu hay bao nylon, gói thật chặt bên trong có để một cục đường rồi để vào chổ mát.
2. Cách bảo quản trà:
- Giữ trà trong hộp thiếc hoặc lọ sành đậy thật kín, tránh để trà trong lọ thủy tinh. Để trà được thơm ngon, nên lấy một miếng vỏ cam bỏ vào hộp trà.
Bảo Quản Dụng cụ:
1. Cách khử mùi hôi trong tủ lạnh:
- Để một soong sữa trong tủ lạnh
- Để 4 muỗng đường và một chút nước, bắt lên lửa đem thắng cho đường kẹo lại, để nguội cho vào tủ lạnh
2. Cách trừ mùi hôi của chai hủ:
- Bỏ một nhúm cà phê vào chai, đậy chặt nút lại, 1 ngày sau đem súc sạch chai bằng nước lạnh
3. Cách làm mất mùi hành dính vào dao:
- Cắt một khoanh carrot, lấy khoanh carrot này chà xát nhiều lần trên lưỡi dao.
4. Cách chùi rửa soong nhôm bị đen:
- Pha nước + giấm chua cho vào soong đêm nấu sôi hoặc rắc muối lên vết dơ để độ vài giờ, sau đó chùi rửa lại.
5. Cách giữ ly thủy tinh khỏi bị nứt khi đổ nuớc sôi vào:
- Để vào trong một cái muỗng cà phê hoặc một chiếc đũa trước khi rót nước sôi vào.
- Lót một khăn ướt dưới đáy ly, khi cần rót nước quá nóng vào ly thuỷ tinh.
[Sưu tầm]